Nhân
loại đang sống trong những năm cuối thập niên thứ hai, thế kỷ 21, trong thời
đại toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khác với quá trình
toàn cầu hóa trước đây, toàn cầu hóa ngày nay dựa trên cuộc cách mạng khoa học
hiện đại, đặc biệt là có vai trò của công nghệ thông tin.
Ngày nay, với sự phát triển của
internet, mạng xã hội, con người có thể tiếp cận với các nguồn thông tin đa
dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Qua các công cụ lưu trữ, tìm kiếm dữ
liệu, như: Google, Yahoo, mạng xã hội lớn như facebook, YouTube… con
người có thể tiếp cận thông tin hoàn toàn chủ động, có lựa chọn… Điều
này làm cho thế giới ngày càng “thu nhỏ” và trở thành “thế giới phẳng”. Tuy
nhiên, sự khác biệt giữa các chế độ xã hội, nhà nước dân tộc vẫn không mất đi
mà còn được khẳng định, duy trì sự tồn tại của mình một cách vững chắc hơn.
Trong thời đại ngày nay, các
giá trị dân chủ và quyền con người được chia sẻ giữa các quốc gia, dân tộc
thông qua cơ chế gia nhập, ký kết các công ước của Liên hợp quốc. Thế nhưng một
số kẻ kỳ thị với chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo vẫn cố tình
lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Gần đây, nhất là từ khi Quốc
hội Việt Nam xem xét, thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt
Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và thảo luận, thông qua Luật An ninh mạng...
trước đó là những vụ án xét xử một số kẻ lợi dụng tự do báo chí, internet… vi
phạm pháp luật, các thế lực thù địch trong và ngoài nước ráo riết tuyên truyền
rằng Việt Nam vi phạm dân chủ và quyền con người. “Chứng cứ” mà họ đưa ra
thường là “pháp luật Việt Nam lạc hậu”, nhiều điều luật của Việt Nam vi phạm
chuẩn mực quyền con người.
Không gian mạng là “lõi”
của thế giới kết nối. Thế giới kết nối làm con người gần nhau hơn, hưởng lợi và
chấp nhận thách thức nhiều hơn. Tận dụng tốt mọi cơ hội, thế giới kết nối sẽ
mang lại sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội cũng như nên hòa bình trên
phạm vi toàn cầu; ngược lại, nếu không giải quyết tốt các thách thức sẽ dẫn đến
thảm họa khó lường. Nhận định đó là rất đúng và trúng với những gì đang diễn ra
trên mạng xã hội. Đấu tranh ngăn chặn hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch trên mạng xã hội tiếp tục là cuộc chiến đầy khó khăn, thách thức.
Theo đó, chúng ta cần có biện pháp
tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp
nhân dân thấy rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không
gian mạng, đề cao cảnh giác, tuyệt đối không được truy cập những trang mạng,
blog… các diễn đàn có nội dung phản động, độc hại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực
đến nhận thức, tư tưởng. Thường xuyên theo dõi, kịp thời có những bài viết,
bình luận, chia sẻ có nội dung, tính đấu tranh, tuyên truyền tốt để phản bác
làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của địch; chủ động phối hợp các cơ quan chức năng
triển khai các biện pháp ngăn chặn, bóc gỡ những thông tin nhạy cảm, phức tạp
liên quan đến hoạt động quân sự, quốc phòng.
Tất cả mọi sự kiện nổi bật đều bị bọn phản động lại xuyên tạc, bịa đặt; gây tâm lý hoài nghi, gây mất ổn định về an ninh chính trị. Vì vậy, chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước các luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng sẽ làm mất đất để xuyên tạc và chống phá đất nước của bọn phản động; nên chúng không muốn có Luật An ninh mạng
Trả lờiXóa