Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

H 236: Kẻ phản động Lê Sơn lại đăng tải tài liệu xuyên tạc, nói xấu quan điểm tự do báo chí của Đảng, Nhà nước ta


H 236: 
Ngày 24/11/2018, trên trang Facebook Việt Tân, đối tượng Lê Sơn đăng tải tài liệu “ Đúng bản chất của báo chí Cộng sản”, nội dung xuyên tạc, nói xấu quan điểm tự do báo chí của Đảng, Nhà nước ta. Tại đây, một số cá nhân đã phát biểu xuyên tạc tình hình “tự do truyền thông” tại Việt Nam, vu cáo Chính phủ Việt Nam “theo dõi, lấy cắp thông tin, tấn công trên mạng đối với các nhà hoạt động nhân quyền”, qua đó chúng kêu gọi quốc tế hỗ trợ các phương pháp kỹ thuật để “các nhà hoạt động nhân quyền vô hiệu hóa các chiêu thức theo dõi và kìm kẹp Internet” ở Việt Nam.

Những thông tin bịa đặt này cho thấy, các thế lực phản động ngày càng ra sức sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn để chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, nhằm vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Họ còn viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về quyền tự do báo chí, nhưng cố tình tảng lờ những điều, khoản nghĩa vụ kèm theo để thực hiện các quy định đó, rồi phát tán qua Internet, mạng xã hội nhằm cổ xúy các phần tử bất mãn, các đối tượng chống đối lợi dụng quyền tự do báo chí hoạt động tích cực, quyết liệt hơn.

Biện chứng của sự vật, hiện tượng cho thấy không có cái gì là tuyệt đối cả, “tự do báo chí” lại càng không thể là một thứ “quyền tuyệt đối”. Người ta có quyền tự do, nhưng “kèm theo những nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định” (Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị).

Thực tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí của người dân. Theo thống kê, tính đến năm 2016, cả nước có 857 cơ quan báo chí gồm: 199 cơ quan báo chí in, 658 tạp chí (trong đó có 105 báo, tạp chí điện tử); 1 hãng thông tấn quốc gia; 67 cơ quan phát thanh truyền hình. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội đều có báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử. Và ở Việt Nam cũng không có ai bị xử lý vì viết blog hay viết báo, chỉ có những đối tượng lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do Internet để gây mất ổn định xã hội, chống lại đất nước và nhân dân, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc mới bị xử lý nghiêm khắc.

Ở Việt Nam, quyền con người nói chung, quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của mọi công dân nói riêng được bảo đảm bằng Hiến pháp, pháp luật và được thực thi nghiêm minh trong thực tiễn. Cũng như mọi quốc gia khác, dù tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí thì Việt Nam không dung túng cho những hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động, kêu gọi lật đổ chế độ đã được nhân dân ta lựa chọn... Nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo đảm quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, song cũng khẳng định tự do ấy phải tuân thủ quy định của pháp luật. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã nhấn mạnh: "Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ". Như vậy, nếu thật sự nghiêm túc trong việc xây dựng, củng cố, phát triển quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận trong xã hội, cần nhận thức một cách rõ ràng rằng, quyền tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đặc biệt là đến lợi ích của dân tộc, của cộng đồng. Bởi thế, dù báo chí có vai trò như thế nào trong xã hội thì đó cũng không phải là lĩnh vực "bất khả xâm phạm". Báo chí cần phải chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, từ đó đóng góp vào sự phát triển xã hội, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước nói chung và mỗi con người nói riêng./.

1 nhận xét:

  1. Phải bắt hết bọn phản động và xử lý thật nghiêm khắc để răn đe người khác.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...