Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII đã
nhận định tổng quát thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, chỉ ra nguyên
nhân của bất cập, rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc, đề ra các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp
chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Việc
quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo có ý nghĩa rất quan trọng, quyết.
Quan điểm trên đây tiếp tục khẳng định vị trí “then chốt” của đội ngũ cán bộ và
công tác cán bộ trong công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, và
rộng hơn là đối với toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Vấn đề này đã được Đảng ta nhấn
mạnh trong nhiều văn kiện trước đây, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay khi mà
cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy ở một số nơi nhận thức còn giản đơn, chưa thật sự
chăm lo, quan tâm sâu sắc, chưa đầu tư đúng tầm mức cho xây dựng đội ngũ cán
bộ, thậm chí có cả biểu hiện “khoán trắng” cho cơ quan làm công tác tổ chức,
cán bộ… mới thấy tính thời sự của vấn đề. Một khi xác định vị trí “then chốt”
của công tác cán bộ thì cấp ủy, nhất là người đứng đầu các cấp phải dành mối
quan tâm đặc biệt, đầu tư xứng đáng cả tâm lực, trí lực và tài lực cho công tác
cán bộ một cách bài bản, khoa học, tỷ mỷ, cẩn trọng với trách nhiệm cao nhất.
Việc đầu tư cho đội ngũ cán bộ, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, muôn việc
thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, bất cứ chính sách, công tác
gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi; không có cán bộ tốt thì
hỏng việc, tức là lỗ vốn, thì đây là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát
triển lâu dài, bền vững.
Một điểm mới được xác định
trong Nghị quyết là đặt việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược trở thành
một trọng tâm trong công tác cán bộ, là vấn đề hệ trọng của Đảng, quyết định
đến thành bại của sự nghiệp cách mạng, sự tồn vong của chế độ. Sự sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô đã cho chúng ta bài học sâu sắc về
hậu quả nghiêm trọng khi sai lầm trong bố trí cán bộ cấp chiến lược. Các nghị
quyết của Trung ương trước đây dù đã đề cập đến cán bộ cấp chiến lược và người
đứng đầu cấp ủy các cấp, nhưng chưa thật sự bao quát toàn diện, sâu sắc, chưa
xác định rõ và khẳng định là vấn đề trọng tâm của công tác cán bộ, và từ đó
chưa đầu tư thỏa đáng các nguồn lực cần thiết cho xây dựng đội ngũ này.
Do đó, việc xác định xây dựng
cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp là trọng
tâm sẽ tạo chuyển biến mới về nhận thức, đẩy lùi căn bệnh bình quân chủ nghĩa,
“dàn hàng ngang cùng tiến” trong xây dựng cán bộ tồn tại bấy lâu nay, tập trung
nguồn lực ưu tiên đầu tư, tạo đột phá mới cho xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư
duy hệ thống và thực tiễn.
Việc xác định xây dựng cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp là trọng tâm, đẩy lùi căn bệnh bình quân chủ nghĩa còn tồn tại bấy lâu nay, tạo đột phá mới cho xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư duy hệ thống và thực tiễn.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa