Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Hiểu đúng về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Hiện nay trên một trang blog, trang mạng đăng tải một số bài viết cố tình xuyên tạc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bởi thế mỗi chúng ta khi tiếp cận những thông tin trái chiều đó cần phải có nhận thức cho toàn diện.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động làm chủ thực sự trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Về chính trị, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước đều khẳng định nguyên tắc: tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Điều 8  Hiến pháp 2013 ghi rõ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung căn bản thể hiện dân chủ về chính trị dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: Luật Bầu cử bảo đảm cho nhân dân có điều kiện để lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào các cơ quan Nhà nước.

Về kinh tế, dân chủ trong lĩnh vực này đã được mở ra bắt đầu từ Hiến pháp 1946 và tiếp tục được phát triển trong đường lối đổi mới. Dân giàu là mục tiêu của Nhà nước, của xã hội; mọi người dân có quyền sở hữu tư liệu sản xuất để sản xuất, kinh doanh, làm giàu hợp pháp; được tự do lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh; được thành lập doanh nghiệp không hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.

Về văn hoá, giáo dục, khoa học, mọi người Việt Nam được quyền hưởng thụ và phát triển các giá trị văn hoá, giáo dục, khoa học. Đảng đã đề ra và thực hiện đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Về xã hội, Đảng và Nhà nước bảo đảm cho các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp nhau cùng tiến bộ; coi trọng phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

2 nhận xét:

  1. Thực tiễn những gì đã diễn ra về vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đã chứng minh rằng: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...