Cho rằng việc bố trí cán bộ của Đảng đối
với Nhà nước là “vi hiến”, là “đảo chính hợp hiến” chỉ là thủ đoạn chính trị rẻ
tiền, xuyên tạc sự thật.
Cho đến nay công tác nhân sự trong
hệ thống chính trị các cấp được giao cho cấp ủy chịu trách nhiệm. Đối với các
cơ quan Nhà nước ở Trung ương, công tác nhân sự do Bộ Chính trị, BCHTW chuẩn bị
giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định cuối cùng theo quy định của Hiến
pháp.
Việc các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị
khóa XII được Bộ Chính trị, BCHTW giới thiệu đảm đương những chức danh chủ chốt
của Nhà nước (bao gồm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ)
để Quốc hội bầu vào các chức danh nói trên tại kỳ họp 11, kỳ họp cuối cùng của
Quốc hội khóa XIII, là cần thiết và không có gì đặc biệt, bất thường.
Lãnh đạo Nhà nước là chức năng hàng đầu
của Đảng. Bởi vậy công tác nhân sự Nhà nước đã được chuẩn bị ngay tại Đại hội
XII. Công tác này trước hết được phân công trong nội bộ Đảng. Như mọi người đều
biết, các đồng chí giữ chức danh Nhà nước như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tướng Chính phủ khóa XIII đã được Đại hội XII chấp nhận nguyện vọng không
ứng cử tiếp BCHTW khóa mới.
Trên thực tế, việc bầu cử thay thế một
số chức danh chủ chốt của Nhà nước trước nhiệm kỳ (những chức danh chủ chốt của
Nhà nước) đã từng có tiền lệ. Chẳng hạn tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI vào
tháng 6-2006, Quốc hội cũng đã kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Nhà nước
như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội... nghĩa là Quốc hội
đã quyết định nhân sự thay thế các chức vụ này còn sớm hơn kỳ họp đầu tiên Quốc
hội khóa XII một năm.
Bọn phản động lợi dụng các sự kiện, vụ việc nhạy cảm để xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ uy tín các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; từ đó kêu gọi biểu tình, chống đối chính quyền. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động chống phá đất nước thì các cơ quan chức năng cần sớm điều tra, làm rõ và tìm ra các đối tượng phản động, để xử lý thật nghiêm minh.
Trả lờiXóa