Chủ
tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách
mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh
tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới
gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong
những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Hồ
Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi
đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang
vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông
thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra
sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành
công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của
Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho
rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với
nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại!
Trả lờiXóaMọi người dân Việt Nam luôn nhớ công lao trời bể của Chủ tịch Hồ Chí Minh; vì vậy mỗi người dân; nhất là cán bộ, Đảng viên phải thường xuyên học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của người.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa