Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Tung tin giả trên mạng xã hội: đừng mắc bẫy những kẻ "cơ hội"

Nếu cộng đồng mạng không tham khảo nhiều nguồn thông tin chính thức từ các góc tiếp cận khác nhau, sẽ rất dễ bị lôi kéo, kích động.

Lợi dụng sự dễ dãi cả tin của một bộ phận người dân, những đối tượng hoặc nhóm đối tượng có ý đồ xấu đã mạo danh các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập ra các tài khoản trên mạng xã hội nhằm đánh lạc hướng dư luận theo ý đồ của chúng. Đây là một thủ đoạn tuy không mới trên không gian mạng, nhưng nếu không đủ bình tĩnh, cư dân mạng dễ bị đánh tráo, gửi gắm niềm tin nhầm địa chỉ.

Không thể phủ nhận vai trò to lớn của mạng xã hội đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống văn hóa tinh thần của công chúng. Trước những vấn đề lớn của đất nước, những thông tin thường ngày của cuộc sống, mỗi cá nhân có thể trao đổi qua lại, bày tỏ chính kiến; thể hiện thái độ và cập nhật thông tin một cách thuận lợi nhất.

Tuy nhiên, trong “biển thông tin” mênh mông ngày nay, nếu mỗi người tham gia cộng đồng mạng không có sự lựa chọn, sàng lọc kỹ lưỡng sẽ rất dễ bị “lừa đảo”, bị “chiếm đoạt niềm tin” một cách công khai bởi tin giả, tin xuyên tạc, tin kích động… hòng “lái” dư luận theo hướng có lợi cho các đối tượng hoặc nhóm đối tượng có ý đồ xấu.

Chẳng hạn, vào mỗi thời điểm quan trọng của đất nước, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước thường lập ra nhiều tài khoản, fanpage để tung tin bịa đặt, nói xấu người này người khác, nhất là các vị lãnh đạo cấp cao, khiến dư luận ngờ vực, đồn thổi, giảm sút niềm tin. Thời gian gần đây, chúng lợi dụng triệt để kết quả xử lý cán bộ, đảng viên trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực để “thổi bùng” bức xúc xã hội, khen chê quá đà, thậm chí bình phẩm ác ý, khoét sâu những sai phạm, khuyết điểm… hòng làm rối loạn lòng người.

Có thể liệt kê hàng chục, thậm chí hàng trăm tài khoản có nội dung cực đoan, thể hiện thái độ: “Đúng cũng chê, sai cũng chê, không làm cũng chửi, làm cũng ném đá. Làm đúng cũng soi mói; Làm sai thì xuyên tạc, bôi nhọ”…. Chúng áp dụng triệt để lý thuyết “Nói một lần chưa tin, thì nói ba lần. Nói ba lần chưa tin, thì nói 10 lần hy vọng mọi người sẽ tin”.


Những thông tin trên mạng xã hội rất khó kiểm chứng nếu các cơ quan chức năng không nhanh chóng vào cuộc...

2 nhận xét:

  1. Hiện nay trên các trang mạng xã hội tràn lan các thông tin xấu độc; hầu hết là các tin xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, chống đối chính quyền. Vì vậy cần triển khai các nhiệm vụ trong hoạt động nhận diện và phòng chống các thông tin xấu độc, sai sự thật trên môi trường mạng.

    Trả lờiXóa
  2. Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...