Giáo dục và Đào tạo là
lĩnh vực đặc biệt, có vai trò quyết định tiến trình phát triển lâu dài của đất
nước, không những thế, nó còn tác động đến mọi gia đình, mọi con người trong xã
hội. Do đó, đây là lĩnh vực các thế lực thường xuyên tìm cách tác động theo mục
đích của “Diễn biến hòa bình”.
Mới đây, trên Blog Đàn
chim Việt, ngày 9/9/2019 đối tượng Tưởng Năng Tiến đã phát tán bài “Dư âm của
tiếng trống khai trường”, ngày 10/9/2019 đối tượng Ngô Trường An đã phát tán
bài “Ưu tiên dạy người”, “Thế nào là người”, với nội dung lợi dụng những hạn
chế trong giáo dục, đào tạo của Đảng, Nhà nước ta, bôi nchúng, nói xấu Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Một số yếu kém trong Giáo
dục và Đào tạo được các đối tượng trên khai thác triệt để, chúng cho rằng đó là
do lỗi của sự lãnh đạo và quản lý, chỉ nhìn thấy lỗi, thấy khuyết điểm mà không
hề thấy những thành quả to lớn của giáo dục đã đạt được, những thành quả đó là
nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước XHCN. Mặt khác, chúng còn
xuyên tạc là do thể chế chính trị tác động, giáo dục nặng về chính trị, tư
tưởng cho nên chương trình, nội dung nặng nề và chúng đòi bỏ phần giáo dục lý
luận chính trị. Thực chất, bất cứ nền giáo dục nào cũng đều phải hướng đến mục
tiêu đào tạo ra những thế hệ nguồn nhân lực có lý tưởng, biết vì dân tộc, vì
quốc gia mình trên cơ sở nắm vững tri thức khoa học của nhân loại.
Bên cạnh đó chúng còn
thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong Giáo dục và Đào tạo, làm
suy giảm niềm tin của nhân dân vào giáo dục nước nhà, cũng là giảm niềm tin vào
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước XHCN.
Tiêu cực trong giáo dục
có ở mọi quốc gia, mọi nền giáo dục, ngay ở nước Mỹ cũng không tránh được những
hiện tượng này. Việc vi phạm pháp luật trong tuyển sinh ở một số địa phương đã
có pháp luật giải quyết, không được nhân đó bôi nchúng thanh danh của một số
đồng chí lãnh đạo, vơ thêm các địa phương khác đang rất nghiêm túc, rất minh
bạch trong công tác này.
Giáo dục nước ngoài mặt
này, mặt khác tiến bộ khi chúng ta nhìn vào, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu
quả trong điều kiện cụ thể của nước ta, cho nên chúng ta chỉ có thể tham khảo,
tiếp thu những điểm, những cách làm xét thấy phù hợp với điều kiện cụ thể của
Việt Nam, chúng ta không đóng cửa, nhưng cũng không thái quá trong vấn đề mở
của giáo dục. Riêng vấn đề cho con em du học, mở cửa giao lưu với các nền giáo
dục khác là cần thiết, nhưng rất tốn kém, thu được nhiều không thì chưa thể
đánh giá…
Một số người đã bị lôi
kéo, mua chuộc, a dua nói xấu dân tộc, nói xấu chế độ chính trị. Một số người du
học xong không trở về quê hương để phục vụ, đóng góp sáng kiến cho dân tộc phát
triển. Một số người có vẻ như quên luôn cả nguồn gốc của mình, cứ tưởng học
được như vậy là tài và nói xấu, chê bai giáo dục nước nhà, cho là lạc hậu, là
yếu kém, dần dần chê luôn cả dân tộc mình, mà không nghĩ rằng ở đó có trách
nhiệm của mình. Với cách hành xử như vậy, họ đã và đang xâm hại đến truyền
thống gia đình, dòng tộc.
Toàn Đảng, toàn dân ta
đang nỗ lực để giáo dục Việt Nam phát triển đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thời gian
tới, đổi mới giáo dục, các mặt của nền giáo dục tiếp tục tự làm trong sạch và
lớn mạnh là phát triển đúng hướng, đúng quy luật; cho nên việc nhìn nhận đánh
giá cũng như trong việc đưa tin về những vấn đề của giáo dục đất nước, phải
cảnh giác trước những luận điểm sai lệch, xuyên tạc, theo mục tiêu “Diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch./.
Thời gian qua, các đối tượng cơ hội chính trị thực hiện chiến lược DBHB trên nhiều lĩnh vực; trong đó có giáo dục, đào tạo; chúng lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ trong ngành giáo dục; để phủ nhận mọi thành tựu trong ngành giáo dục Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Xóa