Trong
chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch thường sử dụng chiêu
bài “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí” như là một “mũi” tiến công hiệu quả, một
phương tiện công kích lợi hại chống phá Đảng và Nhà nước ta, nhằm làm cho các
nhà báo mất phương hướng, mất sức chiến đấu trong hoạt động báo chí; gây mất ổn
định và rối loạn tư tưởng xã hội. Trong điều kiện hệ thống báo chí, các phương
tiện truyền thông, thông tin hiện đại, đặc biệt là mạng internet phát triển
mạnh mẽ, thì sự chống phá của chúng càng trở nên phức tạp và nguy hiểm.
Trước những sự kiện chính tri quan trọng
của đất nước, chiêu trò “tự do báo chí” lại được các thế lực thù địch trong
nước và ở ngoài nước tiếp tục thực hiện với những “thủ pháp” mới. Chúng vẫn cố
tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về
tình hình tự do báo chí ở Việt Nam; xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt
Nam “có nhiều hoạt động “hạn chế ngôn luận”, “vi phạm tự do báo chí”. Theo
chúng, Việt Nam “Không có tự do ngôn luận. Không có báo chí tư nhân. Không hội
đoàn độc lập”; vì vậy, người dân không có phương tiện để thực hiện quyền tự do,
dân chủ của mình, “không có lối đi tìm sự thật”, “tiếp cận sự thật”.
Có lẽ, ở đây điều tối thiểu là họ cần
phải hiểu rõ hơn và thực tiễn hơn: thế nào là tự do báo chí; và cần khách quan,
trung thực trong nhìn nhận, đánh giá tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Tự do
ngôn luận, tự do báo chí là quyền căn bản của con người và quyền này đã
được Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam hiến định, thừa nhận và bảo đảm, được
thể hiện sinh động trong đời sống xã hội đất nước.
Không thể
nói xằng bậy rằng, vì “hạn chế ngôn luận” mà người dân “không có lối đi tìm sự
thật”, “tiếp cận sự thật” trong khi báo chí Việt Nam có sự phát triển nhanh về
số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ những người làm báo, số lượng người đọc,
công chúng; cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính, sự tác động
và ảnh hưởng xã hội. Hiện nay, ở nước ta có 982 cơ quan báo, tạp chí, hơn 300
kênh đài phát thanh, truyền hình, 150 báo điện tử và 01 hãng thông tấn quốc gia; có 17.297 nhà báo… Báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng,
Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, là diễn đàn của nhân dân; quyền tự do
báo chí thực sự được bảo đảm bằng pháp luật và thể hiện sinh động cụ thể trong
thực tiễn.
Với lực
lượng hùng hậu và sự đa dạng, phong phú về loại hình, báo chí cách mạng đi tiên
phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, đã và đang đóng góp xứng đáng vào sự
nghiệp cách mạng của dân tộc, vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Nhờ có báo chí,
mà nhân dân ta luôn biết được sự thật, không chỉ là “tiếp cận”. Chúng ta không
muốn và cũng không cần thiết phải có những tờ báo lá cải, “tư nhân” như họ nói,
thì mới có thể “tiếp cận sự thật”. Nếu nói rằng, báo chí là phương tiện để nhân
dân làm chủ, “đi tìm sự thật”, “tiếp cận sự thật”, thì chính lực lượng hùng hậu
của báo chí nước ta đã thực sự là phương tiện chính thống, mạnh mẽ và hữu ích.
Không những thế, báo chí cách mạng Việt Nam còn là “những vũ khí sắc bén trong
sự nghiệp phò chính trừ tà”; thực sự là công cụ để nhân dân ta đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phá tan những
luận điệu xuyên tạc báo chí và tự do báo chí ở Việt Nam.
Những người đưa ra những luận điệu trên
không hẳn họ không hiểu thế nào là báo chí, tự do báo chí, nhưng họ đã cố tình
làm sai lệch bản chất của vấn đề, không đúng với tình hình tự do báo
chí ở Việt Nam; thể hiện thái độ thù địch, thiếu thiện chí đối
với Việt Nam, nhằm dụng ý xấu. Những luận điệu trên không có gì là
mới, chỉ có điều chúng được tung ra không chỉ từ một nơi, mà từ nhiều
nơi, nhiều hướng, được phát tán trên khắp các phương tiện thông tin truyền
thông, đặc biệt là internet, làm cho vấn đề “rùm beng” hơn, trở nên phức
tạp, việc kiểm soát và đấu tranh càng trở nên khó khăn, phức tạp. “Tự do báo
chí” chỉ là cái cớ cho mưu đồ làm sâu sắc thêm, rùm beng hơn vấn đề dân chủ,
nhân quyền trong mục tiêu chống phá cách mạng Việt Nam của họ.
Họ cần phải hiểu rằng, tự do báo chí không có nghĩa
là vô tổ chức, là tự do thay trắng đổi đen, tự do “làm báo” trái pháp luật.
Âm mưu lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để gây mất ổn định, chống lại Tổ
quốc, nhân dân và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước tất yếu bị phá sản./.
Bọn phản động thường chống phá Đảng, Nhà nước ta rất ngông cuồng; chúng xuyên tạc trắng trợn tình hình đất nước, vu cáo Đảng. Đây là những luận điệu cũ rích của đám dân chủ; bọn chúng phải bị xã hội kịch liệt lên án.
Trả lờiXóaMỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa