Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
bản Di chúc do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh viết, được
công bố một phần sau khi Người qua đời. Văn bản đầu tiên được viết trong 5
ngày, kết thúc vào ngày 15-5-1965, dài 3 trang có cả chữ ký của người chứng
kiến là Bí Thư thứ nhất Lê Duẩn. Năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tay bổ
sung thêm 6 trang, trong đó, Người viết lại đoạn mở đầu, đoạn nói về việc riêng
đã viết trong bản 1965 và thêm một số đoạn. Ngày 10-5-1969, Hồ Chí Minh viết
lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc gồm một trang viết tay.
Trong bản Di chúc lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lời căn
dặn đầu tiên của Người là nói về Đảng, tập trung vào ba vấn đề lớn, đó là: đoàn
kết, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Gần
đây, lợi dụng vào một số vụ việc liên quan đến vi phạm của một bộ phận cán bộ,
đảng viên, đã có những ý kiến quy chụp Đảng ta không thực hiện đúng Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thậm chí còn xuyên tạc cả những điều thiêng liêng mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong Di chúc của Người.
Mới đây nhất trên trang Facebook Nguyễn Đình Cống ngày 01/9/2019 đối
tượng đã phát tán bài “Bịp, bịp, bịp đến thể là cùng” với nội dung xuyên tạc,
nói xấu bản di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc Đảng, Nhà nước ta tổ chức
các hoạt động nhân kỉ niệm 50 năm thực hiện Di chúc; bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà
nước và chế độ. Đồng thời, ngụy biện rằng việc Đảng Cộng sản Việt Nam kiên trì
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là đi ngược lại ý nguyện của Chủ tịch Hồ
Chí Minh… Sự thật ra sao? Mục đích của những luận điệu trên là gì?
Giáo sư Hoàng Chí Bảo, thành viên
Hội đồng lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu khoa
học nhân tài – nhân lực quốc gia đã có hơn 40 năm nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định: Đã 50 năm trôi qua, những tư
tưởng cao quý của Bác trong Di chúc càng trở nên sáng rõ không chỉ đối với đồng
bào trong nước mà còn trong lòng bạn bè quốc tế. Di chúc của Người là Quốc bảo,
đồng thời là một đóng góp của văn hóa Việt Nam vào kho tàng văn hóa chung của
nhân loại. Cũng theo Giáo sư Hoàng Chí Bảo, những ngày viết Di chúc, Bác nghiền
ngẫm rất sâu kỹ xung quanh những lời căn dặn về Đảng. Bác sửa đi sửa lại đoạn
về đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Bác nói: “Tự phê bình và phê bình là cách
tốt nhất để làm cho Đảng trong sạch vững mạnh và tăng cường sức chiến đấu của
Đảng”. Bác còn lấy bút đỏ ghi thêm: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau”.
Nội dung Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI) và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nêu rõ: “Phải quyết tâm xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, vượt qua tất cả những sự suy thoái về tư
tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống”. Đến Đại hội XII của Đảng bổ sung thêm vào
lý luận xây dựng Đảng một điều rất căn bản, không chỉ xây dựng Đảng về chính
trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn phải xây dựng Đảng về đạo đức, đưa văn hóa vào
trong chính trị, kinh tế, vào trong Đảng, trong Nhà nước và trong hệ thống
chính trị”. Đây là điểm mới phát triển dựa trên cơ sở nền tảng về xây dựng Đảng
trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Như vậy, nội dung tư tưởng của Bác
trong Di chúc đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo sát điều kiện thực tiễn, rất
hiệu quả, không hề có chuyện Đảng ta không thực hiện đúng Di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Thực tiễn đã chứng minh, đường lối
đổi mới đúng đắn, sáng tạo, hơn 30 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã
vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Đất nước đã vượt qua tình trạng đói nghèo, kém phát triển; tình
hình chính trị, kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh tiếp tục ổn định và
phát triển; uy tín, vị thế của nước ta không ngừng nâng cao trên trường quốc
tế; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng; đời
sống an sinh xã hội tiếp tục được cải thiện; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được
quan tâm và có sự phát triển tốt. Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình, ủng
hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các
thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là rất rõ ràng. Các
thế lực thù địch sẽ không dừng lại mà sẽ còn tiếp tục tìm mọi cách chống phá,
gây chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, nhất là trong giai đoạn hiện
nay khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang trong những năm tháng cuối của
nhiệm kỳ đại hội. Cùng với đó là đang tích cực chuẩn bị mọi mặt cho đại hội
Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng. Đặc biệt, năm
2019, toàn Đảng, toàn dân ta đang có nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ
niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người.
Trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù
địch, hòng xuyên tạc những giá trị tư tưởng to lớn của Người đối với sự lãnh đạo
của Đảng ta hiện nay, chúng ta phải luôn tỉnh táo, không mất cảnh giác trước những luận điệu
xuyên tạc của một số thế lực chống phá, lợi dụng cách hiểu sai lầm về Di chúc của Hồ Chí Minh để phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ. Việc đem Di chúc để làm phương tiện, công
cụ chống phá là một thủ đoạn nguy hiểm, nên mỗi đảng viên cần nghiên cứu đầy đủ
bản Di chúc này để
không mắc bẫy kẻ thù, đồng thời có thể đấu tranh, phản bác các luận điệu sai
trái đó./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi để lại cho nhân dân Việt Nam "Quốc bảo"; đó là bản Di chúc của người; mỗi công dân Việt Nam phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Trả lờiXóaChúng ta phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trả lờiXóa