Ngày 27/8/2019, trên trang mạng “Danlambao” xuất hiện bài viết của Nguyễn
Đình Cống với tựa đề: “Hỏi ai, hỏi cái gì”. Bài viết đã trắng trợn, xuyên tạc
tình hình kinh tế, chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, các vấn đề Nguyễn Đình Cống
nêu ra trong bài viết biểu hiện sự non kém về nhận thức và không đúng sự thật với
tình hình thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, Nguyễn Đình Cống đã không hiểu rõ về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên nền kinh tế
thị trường chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, mà là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của
kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của đất nước”. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội
nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”. Mặt khác, tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường
sẽ ngăn chặn, không để thị trường tự phát theo con đường tư bản chủ nghĩa, bảo
đảm cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về vai trò của Nhà nước, Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Nhà nước
đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn hiện thể chế kinh tế, tạo môi trường
cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách
và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiến nền kinh tế, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
trong từng bước, từng chính sách phát triển”. Như vậy, chức năng quản lý nhà nước
về kinh tế ở nước ta hiện nay được thể hiện trên các mặt như: tạo lập môi trường;
định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm. Vì vậy,
Nguyễn Đình Cống cho rằng: “Trong nền kinh tế thị trường khi nền sản xuất chủ yếu
thuộc tư nhân…thì Nhà nước khó có thể đặt ra chỉ tiêu để buộc họ thực hiện” là
sự thiếu hiểu biết về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Thứ hai, Nguyễn Đình Cống cố tình phủ nhận, xuyên tạc tình hình chính
trị, xã hội ở Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia có ổn định về chính trị –
xã hội nhất thế giới. Thực tiễn sự phát triển về mọi mặt của đất nước trong những
năm qua là minh chứng thuyết phục cho nhận định này. Trong khi, tình hình thế
giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, các cuộc chiến tranh, ly khai, khủng
bố, xung đột sắc tộc, các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị diễn ra ở
nhiều nơi. Nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia hòa bình, kinh tế phát triển,
tình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, các
chính sách xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao…
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao khi trả lời báo chí
nhân dịp dự Diễn đàn Phát triển Châu Á lần thứ 5 đã đánh giá cao sự ổn định
chính trị và ổn định về kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Ông cho rằng, đó là điều kiện,
là cơ sở vững chắc để Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng
trưởng đồng đều. Tiến sĩ kinh tế người Pháp Philippe Delalande thì khẳng định
thành công của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính
trị. Theo báo cáo HSBC Expat, năm 2019, Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 quốc
gia tốt nhất cho những người nước ngoài sống và làm việc. Vì vậy, Nguyễn Đinh
Công cho rằng: “Viêt Nam không ổn định chính trị” là không có cơ sỏ, biểu hiện
của kẻ non kém về nhận thức, cố tình xuyên tạc sự ổn định chính trị, xã hội ở
Việt Nam hiện nay.
Như vậy, những vấn đề mà Nguyễn Đình Cống nêu ra trong bài viết “Hỏi
ai, hỏi cái gì” hoàn toàn không đúng sự thật, cố tình xuyên tạc chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước và tình kình kinh tế, chính trị
ở Việt Nam. Chúng ta cần cảnh giác, lên án và đấu tranh với quan điểm sai trái
trên của Nguyễn Đình Cống, kẻ già đời non chữ, nhiều lời.
Bọn phản động lợi dụng các sự kiện, vụ việc nhạy cảm để xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ uy tín các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; từ đó kêu gọi biểu tình, chống đối chính quyền. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaMỗi người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa