Một sự việc tưởng tình cờ nhưng hoàn
toàn cố ý là khi mạng xã hội đang tập trung theo dõi việc Ủy ban Kiểm tra Trung
ương Đảng xét kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc – Tổng Biên tập Nhà Xuất bản
Tri thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường vào ngày 25
tháng 10 năm 2018 vì một số cuốn sách của Nhà xuất bản Tri thức có nội dung
trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vi phạm Luật Xuất
bản. Bản thân Giáo sư Chu Hảo đã vi phạm những điều đảng viên không được làm và
có những bài viết, phát ngôn trái với quan điểm, đường lối của Đảng, có sự suy
thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, khuyết điểm rất nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến uy tín của Đảng, tác động xấu đến chính trị, tư tưởng đến mức phải
xem xét, thi hành kỷ luật.
Nhân sự việc đó, một kẻ đàng điếm chính
trị là Mạc Văn Trang cũng giở trò lên facebook xin ra khỏi Đảng. Dư luận xã hội
không ngạc nhiên mà chỉ đặt ra câu hỏi vì sao một người được Đảng, Nhà nước
giáo dục – đào tạo từ khi chưa biết chữ, cho học hết nước trong, nước ngoài tuy
không phải cây đa, cây đề trong làng khoa học, có tiếng, có tăm nhưng cuối đời
lại trở cờ, giở mặt với Đảng, Nhà nước và nhân dân. Phải chăng, đây là thủ đoạn
thường thấy ở những kẻ tráo trở, đàng điếm chính trị khi muốn đánh bóng tên tuổi,
muốn tìm kiếm sự quan tâm của mạng xã hội. Bởi, những kẻ như Mạc Văn Trang nếu
còn giữ được tư cách đảng viên nhưng thực tâm muốn ra khỏi Đảng thì chỉ cần viết
lá đơn, báo cáo tổ chức là có thể được ra khỏi Đảng một cách đàng hoàng trong
danh dự, hoàn toàn không cần phải giở trò hươu vượn để mạng xã hội lăng xê, ném
đá và điểm thêm một kẻ phản bội tên gọi Mạc Văn Trang.
Vì, ít tiếng tăm nên ít khi được đếm xỉa
đến, Mạc Văn Trang chỉ còn nước lợi dụng mạng xã hội để bày tỏ sự đàng điếm
chính trị của mình bằng cách duy nhất là xuyên tạc chủ trương, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, phản bội
đồng chí, đồng nghiệp của mình.
Gần đây, Facebook Mạc Văn Trang có bài
viết: “Đừng lập lờ đánh lận con đen” để phê phán bài viết “Mô hình chủ nghĩa xã
hội dân chủ ở Bắc Âu hiện nay và những gợi mở, tham chiếu cho Việt Nam” đăng
trên Tạp chí Lý luận Chính trị số tháng 3 năm 2019.
Mặc dù, trong bài viết “Mô hình chủ
nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu hiện nay và những gợi mở, tham chiếu cho Việt
Nam” tác giả chỉ nêu một số thành tựu hiện thực của chủ nghĩa xã hội dân chủ ở
Bắc Âu về dân chủ, con người chính trị; về sự phát triển lành mạnh của kinh tế,
bình đẳng, phúc lợi, bảo hiểm, an sinh xã hội; về khả năng quản lý xã hội, ý thức
tuân thủ pháp luật của con người; mô hình nhà nước liêm chính, thân thiện và
trong sạch; về sự đồng thuận và lòng tin xã hội cùng với đời sống tốt đẹp của
con người trong một xã hội phát triển cao và toàn diện. Qua đó, tác giả có đưa
ra một vài gợi mở về phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội hiện nay
thông qua mô hình Bắc Âu; tham chiếu và kinh nghiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện thực.
Nhưng dưới nhãn quan của Mạc Văn Trang,
ông ta cho rằng tác giả bài viết đang cố tình gán cho Việt Nam đang phát triển
theo mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ Bắc Âu, coi đây là sự “lập lờ đánh lận
con đen”. Ông ta phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn trị, độc quyền lãnh đạo,
áp đặt ý thức hệ cho toàn xã hội và ca ngợi đa nguyên chính trị, đa đảng cạnh
tranh ở các nước Bắc Âu.
Với lý sự cùn, ông ta phê phán quốc hiệu
của Việt Nam là “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, đề cao quốc hiệu của các
nước Bắc Âu là “Vương quốc…”, không có chủ nghĩa xã hội là gì cả? Ở Bắc Âu là
những đất nước có Vua, quốc huy có “Vương miện”, và ông ta quy kết cho Cách mạng
Việt Nam là đã phủ định sạch trơn truyền thống của các thể chế cũ, phủ định cả
vua, quan… và coi chế độ quân chủ lập hiến như điều kiện để cho các quốc gia Bắc
Âu phát triển. Đây là thực sự là điều đáng tiếc cho người có học hàm, học vị
cao mà nhận thức về chính trị, lịch sử, văn hóa, xã hội như con trẻ; nếu như
còn biết trọng danh dự, không đàng điểm chính trị chắc chắn ông ta sẽ không tô
vẽ những điều kỳ quặc như vậy.
Về kinh tế ông ta ca tụng chế độ tư hữu
ruộng đất, tư liệu sản xuất, tài sản cá nhân mà không biết đến chế độ công điền,
công thổ của chế độ phong kiến. Ông ta không biết vì tư hữu ruộng đất nên tài sản
quốc gia đã nằm trong tay một số người, là cơ sở phát sinh bóc lột trong chế độ
phong kiến, tư bản, người nông dân đã bị bóc lột như thế nào, họ đã chết đói
trên ruộng đất ra sao? Vì ông ta chỉ biết ngọn mà không biết gốc, chỉ nhìn thấy
bức tranh xã hội Bắc Âu hiện tại mà không nhìn thấy lịch sử phát triển của các
quốc gia này, không biết trong quá khứ người nông dân ở đó đã đấu tranh giành
giật đất đai như thế nào, có phải hiện nay 100% nông dân có quyền sở hữu đất
hay không, hay họ chỉ là người lao động làm thuê cho các chủ đất và đang bị bóc
lột.
Không những thế, Mạc Văn Trang còn phủ nhận
thành tựu Y tế, Giáo dục Việt Nam. Dư luận đặt ra câu hỏi cái học hàm, học vị
“Phó Giáo sư, Tiến sĩ” của Ông có “đểu giả” hay không? Một mai khi Ông đau ốm,
nền y tế nào sẽ thăm khám, chữa bệnh cho Ông? Hay Ông lại ôm đống tiền để đi ra
nước ngoài cầu cứu lòng trắc ẩn của những người xa lạ.
Chung quy, đối với những kẻ đàng điếm
chính trị khi không còn là chính mình lại bị điều khiển bởi những bàn tay hắc
ám, trở thành kẻ phản bội, trở cờ thì sự đê tiện là khôn cùng, đê tiện hơn những
kẻ đê tiện khác. Họ có thể xuyên tạc một cách rất trắng trợn, sẵn sàng đổi trắng
thay đen, vặn vẹo làm méo mó sự thật.
Bởi vậy, khi tiếp xúc, hay đọc các bài
viết của những kẻ như Mạc Văn Trang, độc giả nên cảnh giác để phân biệt đâu là
thật, giả, trắng, đen để không lầm đường, lạc lối theo những kẻ vong ân, bội
nghĩa./.
(Sưu tầm theo NVV)
Bọn phản động lợi dụng các sự kiện, vụ việc nhạy cảm để xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ uy tín các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; từ đó kêu gọi biểu tình, chống đối chính quyền. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóaChúng ta phải tích cực và thẳng thắn vạch trần bộ mặt thật nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận chính xác ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa