Vừa qua, Nguyễn Đình Cống đưa ra
luận điệu cho rằng, “chủ nghĩa Mác – Lênin phạm những sai lầm ngay từ gốc, đem
lại cho nhân loại lợi ít hại nhiều, kiên trì nó chỉ dẫn dân tộc đi sai đường”.
Đây là sự sai lầm nối tiếp sai lầm về quan điểm và phương pháp, lịch sử và
lôgic. Sự sai lầm nối tiếp sai lầm của Nguyễn Đình Cống có nguyên nhân gốc từ
trong nhận thức và thái độ, hành động cố tình phủ nhận, công kích nền tảng tư
tưởng của Đảng.
Về quan điểm chính trị, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin của
Nguyễn Đình Cống thể hiện rõ thái độ thù địch, đi ngược lại lập trường, quan điểm,
lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của cách mạng và lợi ích của dân tộc Việt
Nam. Về phương pháp nhận thức, phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin là
phương pháp nhận thức phiến diện, siêu hình, phi lôgic và lịch sử, không khoa học.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là khoa học về những quy luật phát triển chung nhất của tự
nhiên, của xã hội và của tư duy, về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động chống lại mọi sự áp bức, bất công; về xây dựng xã hội cộng sản
chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời trên mảnh đất hiện thực là thực tiễn đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân, lực lượng xã hội đại biểu cho phương thức
sản xuất tiên tiến nhất của lịch sử phát triển nền sản xuất vật chất của nhân
loại. Về lịch sử, Chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tổng hòa từ nhiều nguồn tri thức
của loài người, thu nhận tinh túy từ các tư tưởng tiến bộ, đồng thời không ngừng
được bổ sung, hoàn bị bằng những kinh nghiệm từ thực tiễn lịch sử được khái
quát lên tầm lý luận. Về lôgic, sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác –
Lênin không nhằm mục đích tự thân mà nhằm đấu tranh để cải tạo thế giới, hướng
đến giá trị nhân văn cao cả là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Đối với cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác – Lênin là “vũ khí
tinh thần” của giai cấp công nhân, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của Đảng.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, từ khi được soi
sáng, dẫn đường bởi chủ nghĩa Mác – Lênin, có Đảng tiên phong của giai cấp công
nhân do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập lãnh đạo, cách mạng Việt Nam mới khắc phục
được cuộc khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước
phát triển phù hợp xu hướng thời đại; giành từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Chủ nghĩa Mác – Lênin không những là cơ sở tư tưởng, lý luận cho sự ra đời
của Đảng, mà còn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của
cách mạng Việt Nam. Là nền tảng tư tưởng, Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ đạo tư duy,
nhận thức. Thành công của sự nghiệp đổi mới hơn 30 năm qua trước hết là thành
công của đổi mới tư duy với nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn, trung thành và
sáng tạo. Là kim chỉ nam, Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh
chỉ đạo phương hướng hành động, giúp cho Đảng dám nhìn thẳng vào sự thật, nói
rõ sự thật, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, lấy dân làm gốc,
kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Không phải như Nguyễn Đình Cống nhận thức rằng kiên trì Chủ nghĩa Mác –
Lênin chỉ dẫn dân tộc đi sai đường mà trái lại kiên định Chủ nghĩa Mác – Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Ngày nay, dân tộc Việt Nam cùng với nhân loại đang phát triển trong thời đại
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trước tác động của cuộc Cách mạng
này, những lý thuyết phát triển mới sẽ lan rộng và ảnh hưởng đến Việt Nam làm
cho những hạn chế, bất cập trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng như ở Việt Nam ngày nay bộc lộ rõ
ra. Đây cũng là một trong những thách thức nghiệt ngã đối với hệ thống lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất là những lý luận cốt lõi như lý luận về giá trị thặng
dư, lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lý luận về thời đại của
cách mạng vô sản. Nhưng việc Nguyễn Đình Cống lợi dụng tình hình phức tạp của sự
vận động xã hội để tung ra luận điệu phủ nhận giá trị chủ nghĩa Mác – Lênin,
công kích nền tảng tư tưởng của Đảng là thủ đoạn cơ hội chính trị, phi lôgic,
phi lịch sử, thiếu trách nhiệm với đất nước, với sự phát triển của dân tộc. Nhận
thức, thái độ và hành động sai lầm nối tiếp sai lầm của Nguyễn Đình Cống cần bị
phê phán, bác bỏ./
Những người có tài mà không có đức như Nguyễn Đình Cống, thì tài đó cũng chỉ vô dụng mà thôi.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ như vậy
Xóa