Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

NV-237. Cần xử lý nghiêm với những hành vi trốn cách ly dịch Covid-19


Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp khi xuất hiện thêm nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ có ca nhiễm, một số quốc gia có tốc độ lây lan mạnh trong cộng đồng.
Với những biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng, đến thời điểm này, ngoài 16 ca nhiễm đã được chữa khỏi, Việt Nam chưa ghi nhận có thêm ca mới nhiễm Covid-19. Có được kết quả trên, bên cạnh những biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, kịp thời của các cơ quan chức năng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, còn nhờ tinh thần tự giác phòng, chống dịch rất cao của cộng đồng và của đại đa số nhân dân.
Tuy nhiên, đáng buồn là vẫn còn một số ít trường hợp thiếu ý thức trách nhiệm với sự an toàn của chính người thân trong gia đình cũng như của đồng bào, quê hương, đất nước, dù từ vùng dịch bệnh về nhưng khai báo gian dối để trốn tránh cách ly phòng dịch, di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng và tiếp xúc trực tiếp với nhiều người. Thậm chí, có người trốn khỏi khu cách ly tập trung; có người khi được thuyết phục vào khu cách ly tập trung còn bày tỏ thái độ không hợp tác, cho rằng mình chưa có biểu hiện dịch bệnh nên không phải vào khu cách ly.
Thực tế cho thấy, cô công nhân từ Vũ Hán (Trung Quốc) về huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam) ban đầu cũng không có biểu hiện nhiễm Covid-19, nên tiếp xúc với nhiều người trong gia đình và hàng xóm. Hậu quả, sau đó, người này đã lây nhiễm dịch bệnh cho 5 người khác. Hay một bà cụ trong giáo phái Tân Thiên Địa tại Hàn Quốc nhất quyết từ chối các biện pháp phòng, chống dịch đã khiến dịch bệnh lây lan mạnh trong cộng đồng, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia có số người nhiễm Covid-19 cao thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Chính vì hậu quả nguy hại khôn lường như vậy nên cách ly người về/đến từ vùng dịch bệnh là biện pháp không thể không thực hiện để đề phòng dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Biện pháp ấy được bảo đảm thực thi bằng cả quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật, bởi hành vi trốn tránh cách ly vi phạm cả chuẩn mực đạo đức lẫn chuẩn mực pháp luật. Sự lên án mạnh mẽ của dư luận trong thời gian qua với những người có hành vi trốn tránh cách ly chính là chế tài về đạo đức khiến cho người vi phạm cảm thấy hổ thẹn mà phải đồng ý đi cách ly tập trung. Về mặt hậu quả pháp lý, người có hành vi trốn tránh cách ly còn có thể bị xử lý do vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về y tế dự phòng. Thậm chí, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240, Bộ luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người…
Bởi vậy, người thuộc diện phải cách ly để theo dõi dịch bệnh cần nghiêm túc chấp hành việc cách ly để vừa bảo đảm an toàn cho bản thân (được điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bị nhiễm dịch bệnh), vừa bảo đảm an toàn cho người thân, cộng đồng, đồng thời vừa tránh những hậu quả đáng tiếc về mặt đạo đức và pháp lý.
Các cơ quan chức năng cũng cần áp dụng các chế tài pháp lý ở mức nghiêm khắc nhất cho những người có hành vi vi phạm trong lĩnh vực này để làm gương, tăng tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung trong cộng đồng.

4 nhận xét:

  1. Hành vi trốn cách ly của các trường hợp sẽ gây ra hậu quả khôn lường, làm cho công tác quản lý nguồn lây nhiễm khó khăn hơn, làm cho dịch bệnh dễ lây lan trên diện rộng. Vì vậy pahir xử lý nghiêm các trường hợp trốn cách ly.

    Trả lờiXóa
  2. Hành vi trốn cách ly của một số trường hợp sẽ gây ra những hậu quả to lớn, làm cho công tác quản lý nguồn lây nhiễm khó khăn hơn, làm cho dịch bệnh dễ lây lan hơn. Vì vậy phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp trốn cách ly.

    Trả lờiXóa
  3. Mọi người dân Việt Nam hãy chung tay phòng, chống dịch bệnh covid 19 và hãy thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh; tuyệt đối không được trốn cách ly; vì sẽ gây nguy hại cho cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  4. Đây là thời điểm cần tập trung cao độ để phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lan rộng. Vì vậy mỗi người dân phải có trách nhiệm với mình, những người xung quanh và trách nhiệm với cộng đồng.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...