Theo Tiến sĩ John Blandford, Giám đốc Trung tâm Dự phòng và kiểm
soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam: "Việc ngăn chặn sự lây lan của
virus để chỉ có 16 trường hợp nhiễm bệnh trong tổng dân số 100 triệu người là
rất ấn tượng. Và quan trọng là hệ thống y tế của Việt Nam có thể chăm sóc cho
người bị nhiễm Covid-19 mà không có nhân viên y tế hay các bệnh nhân khác trong
cùng cơ sở bị lây nhiễm dịch bệnh. Về mặt truyền thông tới công chúng, Việt Nam
đã thực hiện phương thức tiếp cận chủ động khi gửi tin nhắn đến từng thuê bao
di động, cập nhật tình hình dịch bệnh. Điều này khiến công chúng yên tâm hơn,
bởi nó đưa họ biện pháp để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình của mình".
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19, Phó thủ tướng Vũ Đức
Đam nhấn mạnh, Việt Nam phải lường trước và sẵn sàng cho tình huống có thêm
người nhiễm mới. Nếu có thêm ca nhiễm mới thì "dù xác định hay không xác
định được nguồn lây nhiễm, đều phải nhanh chóng cách ly, điều trị kịp thời,
khoanh vùng triệt để, tránh lây lan rộng ra cộng đồng". Trong cuộc chiến
chống nCoV, "chúng ta mới thắng trận mở màn chứ chưa thắng cả cuộc chiến
nên không được nơi lỏng phút nào". Trước diễn biến mới của dịch trên thế
giới, ông đề nghị thay đổi "chiến thuật" phù hợp.
Trước
đây Việt Nam chỉ ngăn chặn nguồn lây nhiễm từ Trung Quốc, nhưng đến bây giờ,
dịch bệnh đã lây lan mạnh không chỉ ở Hàn Quốc, Italy, Iran... mà đã lây ra hơn
60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều nước có dịch vốn có quan hệ kinh tế, xã hội
sâu rộng với Việt Nam, nên không thể "bế quan tỏa cảng". Vì vậy, việc
phát hiện nguồn lây nhiễm ngày càng khó hơn.
Đồng
tình với quan điểm trên, nhiều chuyên gia cho rằng đây là "thời điểm căng
thẳng" trong chống dịch. Việt Nam vừa phải ngăn chặn dịch lây lan, vừa
điều tiết hợp lý số lượng người nhập cảnh để làm tốt việc rà soát, cách ly, dập
dịch tại chỗ.
Tại
Việt Nam, 16 ca nhiễm nCoV đã xuất viện; 18 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm
mới. Tuy nhiên, cả nước có 115 người nghi nhiễm đang phải cách ly; hơn 10.000
người tiếp xúc gần người nghi nhiễm và từ vùng dịch trở về đang được theo dõi
sức khỏe.
Những thành công của Việt Nam trông công tác phòng, chống dịch bệnh covid 19 thời gian qua đã được WHO ghi nhận và đánh giá rất cao; có được kết quả đó là nhờ Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh rất kiên quyết.
Trả lờiXóaViệt Nam đã có những biện pháp rất quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh covid 19; do đó đã kiểm soát được dịch bệnh và đặc biệt đã không có trường hợp nào tử vong; điều đó đã được cả thế giới đánh giá rất cao.
Trả lờiXóaCông tác phòng, chống dịch bệnh covid 19 của Việt Nam được triển khai rất đồng bộ và quyết liệt; do đó đã được WHO và cả thế giới đánh giá rất cao.
Trả lờiXóaViệt Nam rất uy tín trên trường quốc tế; rất nhiều thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; đặc biệt trong cuộc chiến với đại dịch covid 19; được cả thế giới đánh giá rất cao.
Trả lờiXóa