Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

NV-136. Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc báo chí trong tình hình hiện nay



Tự do báo chí và tự do ngôn luận luôn luôn là một mục tiêu nhất quán, một yêu cầu trước sau như một trong suốt tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tự do báo chí và ngôn luận được xác định rõ ràng trong Cương lĩnh chính trị của Đảng, được quy định chặt chẽ, rõ ràng và ngày càng đầy đủ trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Nhất là từ sau khi cả nước bước vào công cuộc đổi mới, những điều kiện pháp lý bảo đảm cho tự do báo chí đã từng bước được xác lập và ngày càng hoàn thiện. Năm 1989, Quốc hội thông qua Luật Báo chí. Mười năm sau, năm 1999, Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1989. Đây là bước hoàn thiện Luật Báo chí cho phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới. Năm 2016, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Hiến pháp năm 2013 có riêng một chương (Chương II) quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó Điều 25 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”; đồng thời cũng nêu: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định tại Chương II về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Trong đó, Điều 13 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”; đồng thời cũng quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”. Đặc biệt khoản 3, Điều 13 quy định: “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Tuy nhiên đối tượng Phạm Trần tán phát bài “70 năm báo hại, báo đời” xuyên tạc tình hình báo chí ở Việt Nam, y lập luận, ghán ghép cho rằng hội nhà báo muốn tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, qua đó nói xấu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nói xấu Ban Tuyên giáo Trung ương. Bài viết của Phạm Trần cũng chỉ là những luận điệu “cuồng ngôn” của những kẻ hòng chống phá cách mạng nước ta. Mỗi chúng ta cần luôn cảnh giác, hiểu rõ, hiểu đúng sự thật, tránh mặc mưu của các thế lực xấu.

3 nhận xét:

  1. Như vậy những luận điệu của Phạm Trần chỉ để chống phá cách mạng nước ta. Chúng ta phải luôn cảnh giác, tránh mắc mưu của hắn.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay, các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, các cơ quan báo chí phải đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

    Trả lờiXóa
  3. Báo chí cách mạng phải thực sự là lực lượng hùng hậu trên mặt trận thông tin truyền thông, là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng. Chúng ta luôn cảnh giác và đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc các hoạt động của báo chí.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...