Trong những năm qua, bằng chủ trương giải quyết các
tranh chấp ở Biển Ðông thông qua biện pháp hoà bình trên tinh thần hiểu biết và
tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả thoả thuận quan trọng
với các nước trong khu vực và giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Thời gian gần đây, quan hệ đối ngoại, hợp tác quân sự,
quốc phòng của Ðảng, Nhà nước ta ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó, Mỹ và một số
nước khác cũng đã lên tiếng công khai phản đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam về
tình hình Biển Ðông. Lợi dụng cơ hội này, một số phần tử phản động và thế lực
thù địch đã xuyên tạc, nói xấu chế độ, nói xấu Ðảng, Nhà nước, quân đội và đưa
ra luận điệu kích động Việt Nam đánh Trung Quốc. Chúng lập luận hết sức phản
động rằng: “Việt Nam phải đi theo Mỹ để chống lại Trung Quốc”, “Việt Nam đánh
Trung Quốc lúc này, cả thế giới sẽ ủng hộ”. Do đó, đối với vấn đề tranh chấp
trên Biển Ðông hiện nay, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác trước chiêu bài của
các phần tử phản động và thế lực thù địch. Việt Nam không thể trở thành con bài
chính trị - nhất là của hai nước lớn, điều đó sẽ hết sức nguy hiểm cho lợi ích
quốc gia, dân tộc.
Thực tiễn lịch sử đã chứng
minh: âm mưu độc chiếm Biển Ðông của Trung Quốc không hề thay đổi. Ðối với giải
quyết mối quan hệ với Trung Quốc hiện nay Ðảng, Nhà nước ta đã xác định: giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc
toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc. Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ
quốc là bất di, bất dịch, bất khả xâm phạm. Giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định để phát triển đất nước. Giữ vững mối đoàn kết với tất cả các nước. Không
được để xảy ra xung đột. Không để lệ thuộc về kinh tế; không để bị cô lập về
chính trị; không để bị lôi kéo đi theo nước này để chống lại nước khác; không
để đối đầu về quân sự.
Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc. Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc là bất di, bất dịch, bất khả xâm phạm. Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Giữ vững mối đoàn kết với tất cả các nước. Không được để xảy ra xung đột. Không để lệ thuộc về kinh tế; không để bị cô lập về chính trị; không để bị lôi kéo đi theo nước này để chống lại nước khác; không để đối đầu về quân sự.
Trả lờiXóagiải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình
Trả lờiXóaViệt Nam đã có những ứng xử rất khôn khéo trong vấn đề Biển Đông; điều đó đã được các nước trên thế giới đánh giá rất cao; tuy nhiên bọn phản động lại xuyên tạc, bóp méo sự thật và cho rằng Việt Nam đã nhún nhường; đây là những luận điệu hết sức phản động; chúng ta phải cảnh giác.
Trả lờiXóaGần đây Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông; chúng ta kịch liệt lên án hành động của trung Quốc; đồng thời phải đấu tranh bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.
Trả lờiXóaTrung Quốc với hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam kịch liệt lên án và kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Trả lờiXóaChủ quyền lãnh thổ, biển đảo là thiêng liêng, chúng ta phải kiên quyết giữ vững. Nhưng chúng ta phải ứng xử hết sức khôn khéo mới đạt hiệu quả; không để kẻ xấu lợi dụng để kích động, chống phá.
Trả lờiXóa