Nhằm
thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, trong những năm qua, các thế
lực thù địch triệt để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch, những
thông tin xấu, độc hại, bịa đặt, vu cáo hòng chống phá Việt Nam. Thông qua đó,
hòng xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, từng bước thay đổi chế độ chính trị ở
nước ta. Chúng coi đó là một mũi tấn công quan trọng nhằm gây mất ổn định an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, phủ nhận
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm cách đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa
Mác-Lênin…Thông qua đó, nhằm làm một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân dao
động, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về thành tựu đổi mới của đất
nước, về mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; kích động,
chia rẽ nội bộ để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, lôi kéo, kích động
nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở nước
ta. Chúng ta thấy rằng, suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn nhấn
mạnh vị trí, vai trò của công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù
địch, coi đó là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận của
Đảng. Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác
phòng ngừa, đấu tranh trên lĩnh vực này, như: Nghị quyết số 16/NQ-TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước
yêu cầu mới; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 17-4-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
khóa X về tăng cường công tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; nghị quyết Đại hội Đảng qua các thời kỳ…
Trong đó, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã khẳng định: "Đấu tranh,
phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của
các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá
Ðảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc".
Trên cơ sở thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Quốc hội đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật, như: Luật An ninh mạng 2018, Luật Báo chí 2016, Luật
Xuất bản 2012… làm cơ sở pháp lý quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn
chặn hoạt động tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch. Chính vì vậy,
những năm qua, chúng ta đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn
chặn kịp thời các hoạt động tuyên truyền những quan điểm sai trái, thù địch; xử
lý nghiêm trước pháp luật các đối tượng tuyên truyền, xuyên tạc chống phá nước
ta. Các cơ quan chức năng đã tăng cường quản lý báo chí, internet, hoạt động
xuất bản, yêu cầu các tập đoàn truyền thông, như: Google, Youtube… gỡ bỏ các
clip, tài khoản có nội dung xấu, độc hại. Thông qua các kênh hợp tác song
phương, đa phương… các cơ quan chức năng đã chuyển tải chính sách, thành tựu
phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quyền con người tới cộng đồng quốc tế, kiều
bào ta ở nước ngoài, góp phần giải tỏa các thông tin sai lệch và đấu tranh,
phản bác các luận điệu phản động, thù địch đối với nước ta.
Trong những năm tới, nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” với Việt Nam, các thế
lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch
với nước ta bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Tuy nhiên, dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta và với những thành tựu đã đạt được
trong công tác này những năm qua, chúng ta tin tưởng rằng, những năm tới, nước
ta sẽ thực hiện thành công công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới.
Để ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt chúng sử dụng chiến lược “diễn biến hoà bình” để chống phá từ bên trong. Vì vậy chúng ta phải hết sức cảnh giác.
Trả lờiXóa