Sức mạnh quân sự chỉ có thể hủy diệt được thân xác con người và hạ tầng vật chất, chiến tranh tư tưởng mới có thể đánh bại tư tưởng, ý chí của đối phương, kẻ địch luôn xác định chiến tranh tâm lý (CTTL) là “đòn đánh vào tinh thần, làm tan rã tinh thần của nhân dân và quân đội đối phương”. Trong thời bình, kẻ thù coi CTTL là “vũ khí chiến lược” làm lu mờ quan niệm hòa bình, làm thay đổi sắc thái hòa bình, khiến cho chính trị mất đi sự ổn định để chúng tiếp tục thực hiện tham vọng xấu xa.
Bản chất CTTL của các thế lực thù địch,
dù là trong thời bình hay thời chiến, không có gì khác, đó là hành động phản
cách mạng, phản nhân loại, đi ngược lại với ước nguyện hòa bình của dân tộc ta
và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Tuy nhiên, cần thấy CTTL của các thế lực thù
địch đối với cách mạng Việt Nam hiện nay đã có những điểm khác so với thời kỳ
chiến tranh. Không biện minh cho tính chất phi nghĩa của một cuộc chiến tranh
xâm lược bẩn thỉu; không có những chiến dịch tâm lý chiến quy mô lớn gắn với
các chiến dịch quân sự và cũng ít có những biểu hiện lố bịch, rẻ tiền hay lộ
liễu như trước kia; thay vào đó, CTTL của các thế lực thù địch trong thời bình
hiện nay không có giới hạn về không gian, thời gian; không có sự phân tuyến
“địch-ta” rõ ràng; diễn ra ngấm ngầm, khó nhận biết; khó phân biệt đâu là hành
động chống đối do bột phát, đâu là hành động chống đối do tác động của CTTL.
Về các thủ đoạn thâm độc trong CTTL của
các thế lực thù địch, có thể thấy, đó là: xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật,
đồn nhảm, đồn thổi, phóng đại, mua chuộc, cưỡng bức, đe dọa, cài cắm lực lượng.
Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác, như: “có khen, có chê” (làm ra
vẻ khách quan), đánh tráo khái niệm, “kỹ thuật tạo ra sự phủ nhận”, “quy tắc
điệp tấu” (nhắc lại) như việc ra sức tuyên truyền cho tính “chính danh, hợp
pháp” của nguỵ quân nguỵ quyền Sài Gòn; “quy tắc ám thị” (chỉ đưa tin, không bình
luận để tạo ra hay khêu gợi sự ngờ vực của đối tượng tuyên truyền), v.v. Tất cả
những thủ đoạn đó đều được chúng vận dụng rất linh hoạt, tùy thuộc vào đối
tượng và hoàn cảnh cụ thể. Mỗi nhóm đối tượng, chúng có những kiểu, dạng và thủ
đoạn tuyên truyền tương ứng, nhưng xâu chuỗi lại, thì thấy rằng: hoạt động CTTL
của các thế lực thù địch được xác định và tiến hành theo một kế hoạch thống
nhất, được tổ chức và chỉ đạo hết sức chặt chẽ.
Có thể nói, thành tựu của công nghệ
thông tin đang khiến cho các thế lực thù địch có điều kiện “vươn dài” những
“cánh tay ma quái” của nó đến khắp các ngõ ngách của đời sống xã hội nước ta.
Các phương tiện kỹ thuật như: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, mạng
Internet, mạng điện thoại di động..., được chúng khai thác tối đa vào việc
tuyên truyền xuyên tạc với dụng ý xấu. Đặc biệt, mạng Internet và mạng điện
thoại di động hiện nay đang nhanh chóng trở thành phương tiện vô cùng quan
trọng mà các thế lực thù địch sử dụng trong CTTL. Như vậy, mặc dù là thời bình,
song CTTL của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam chưa bao giờ dừng
lại. Sự điều chỉnh về phương thức, thủ đoạn không làm thay đổi bản chất phản
động, ngoan cố của chúng. Hơn nữa, việc khai thác triệt để công nghệ thông tin
vào hoạt động tuyên truyền, chống phá đang làm cho diễn biến về CTTL của chúng
đối với nước ta ngày càng phức tạp, có mặt sâu sắc hơn. Nhận thức rõ điều đó là
cơ sở để chúng ta vạch trần bộ mặt thật của các thế lực thù địch và chủ động
đấu tranh làm thất bại CTTL của chúng.
Với sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin,
thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh; với bản lĩnh của những người cộng sản chân
chính và sự ủng hộ của tuyệt đại đa số nhân dân lao động Việt Nam - Chúng ta
tiếp tục thắt chặt đội ngũ, đoàn kết quanh Đảng và Chính phủ, đập tan bất cứ âm
mưu thủ đoạn nào của đế quốc, bá quyền và các thế lực tay sai của chúng./.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa