24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 436.000 ca bệnh COVID-19 và trên 4.900 ca tử vong. Tại Việt Nam, hiện có gần 15.000 đang cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19.
Tính đến 6h ngày 03/11: Việt Nam
có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca
mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca. Tính từ 18h ngày 02/11 đến 6h ngày
03/11: 0 ca mắc mới. Đến hôm nay Việt Nam đã trải qua 62 ngày không ghi nhận ca
bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng. Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày
17/8 đến nay, đã 77 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài
cộng đồng. Tại TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã 94 ngày không ghi nhận thêm ca mắc
mới COVID-19 ngoài cộng đồng. Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban
Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm hiện
tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.065 bệnh nhân/1.192 bệnh nhân COVID-19. Tiểu ban
Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân
COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số
các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1
với virus SARS-CoV-2: 9 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 7 ca, số ca âm
tính lần 3 là 6 ca. Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, là những bệnh
nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam
(03) và Quảng Trị (01).
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 2/11, Ban Chỉ đạo đã thảo luận kỹ và thống
nhất một số giải pháp phòng, chống dịch cần phải thực hiện nghiêm trong thời
gian tới. Các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu
phải thực hiện nghiêm các quy định về đeo khẩu trang theo đúng chỉ thị của Thủ
tướng, đây là biện pháp quan trọng hàng đầu phòng, chống COVID-19. Hiện nay, TP
Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội đã yêu cầu người dân bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công
cộng, có biện pháp xử phạt các trường hợp vi phạm.
Thời gian tới, các tỉnh, thành
phố cũng phải tăng cường kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm quy định đeo khẩu
trang, đặc biệt tại cơ sở y tế; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; phương
tiện giao thông công cộng; cơ sở lưu trú, khách sạn; các cơ sở thực hiện cách
ly; bến xe, cảng hàng không, ga tàu; nhà máy, xí nghiệp; các sự kiện văn hóa,
thể thao tập trung đông người… Thực hiện quy định bắt buộc đeo khẩu trang không
chỉ ở những đô thị lớn, mật độ dân cư đông, người qua lại mà cả các những thị
trấn, thị tứ..
Tại Việt Nam, chúng ta đã trải
qua 60 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng. Cơ bản các ổ dịch đã
được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập luôn thường trực, đặc
biệt khi tăng số lượng các chuyến bay đưa công dân Việt Nam, chuyên gia về nước
(trong đó có các chuyến bay thương mại, quốc tế) và số lượng ca mắc trên thế
giới liên tục gia tăng. Ngoài ra, thời gian tới là mùa đông, xuân, điều kiện
thời tiết thuận lợi cho một số các bệnh truyền nhiễm phát triển, lây lan.
Thời gian qua, cùng với các hoạt
động chuyên môn, Bộ Y tế triển khai “Bản đồ chung sống an toàn với dịch
COVID-19” (www.antoancovid.vn) nhằm kiểm soát dịch bệnh trên quy mô toàn quốc.
Trước mắt, bản đồ được triển khai trong hệ thống các cơ sở y tế và giáo dục sử
dụng ứng dụng, cập nhập các công việc đảm bảo môi trường an toàn phòng, chống
COVID-19. Hiện tại danh sách 1.530 bệnh viện toàn quốc,145 trung tâm cách ly,
6.539 khách sạn từ 3 sao trở lên, 53.839 trường học đã được cập nhật lên bản
đồ. Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác, nghiên cứu sản xuất vaccine,
ứng dụng khoa học - công nghệ trong phòng, chống dịch. Bộ Y tế đã có tờ trình
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiếp cận vaccine phòng COVID-19.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám
sát các địa phương trong công tác chuẩn bị, đáp ứng với dịch COVID-19, Bộ Y tế
đã thành lập 6 đoàn đi kiểm tra, giám sát công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 và đã
thực hiện giám sát tại Hà Nội (ngày 30/10). Dự kiến, bộ sẽ tiếp tục thực hiện
giám sát tại Nha Trang (3/11) và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/11.
Ngành y tế đã chủ trì, phối hợp
với các bộ ngành rà soát lại toàn bộ các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong
công tác phòng chống dịch để cập nhật bổ sung; tập huấn, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện phòng, chống dịch tại các bộ ngành, địa phương; tăng cường công
tác truyền thông; rà soát tất cả các kịch bản phòng chống dịch, chuẩn bị ứng
phó với các tình huống dịch trong mùa đông…
Trong vòng 24 giờ qua, thế giới
ghi nhận trên 436.000 ca bệnh COVID-19 và trên 4.900 ca tử vong. Tổng số ca
bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 47 triệu ca, trong đó trên 1,21 triệu ca tử
vong.
Dịch bệnh này không được phép chủ quan
Trả lờiXóa