Từ nhiều năm trước và đến hiện nay, các thế lực thù địch và
các phần tử cơ hội chính trị ở cả trong nước và nước ngoài thường xuyên chống
phá Đảng, Nhà nước, công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc XHCN của nhân dân ta vẫn xuyên tạc rằng, không có nền kinh tế
nào là nền KTTT định hướng XHCN; KTTT, các quy luật của KTTT và định hướng XHCN
là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; ghép định hướng XHCN vào KTTT là
sự gán ghép chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục,
làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn; nếu bỏ, không có cái đuôi “định hướng XHCN” thì
kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, kết quả đạt được còn lớn hơn. Do đó,
mặc dù Việt Nam đã tuyên truyền, vận động, nhưng nhiều nước vẫn chưa công nhận
kinh tế Việt Nam là KTTT.
Chúng ta khẳng định rằng: Kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh tế tổng quát
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Nhận thức về nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng rõ và đầy đủ hơn. Đến
nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng
được xác định là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành
đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời có sự quản
lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với trình độ phát triển của đất
nước trong từng giai đoạn, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN) là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong
đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta hơn 35 năm qua. Đó là nền kinh tế có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước
cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế, KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Các quyền sở hữu, quyền
tài sản, quyền tự do kinh doanh, tự do lưu thông được pháp luật bảo vệ. Doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, hợp
tác và cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với sự tác động của các quy luật
khách quan của KTTT, thị trường là yếu tố chủ yếu quyết định giá cả hàng hóa,
huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản xuất và
lưu thông hàng hóa; tạo động lực phát triển và điều tiết hoạt động của doanh
nghiệp, thanh lọc doanh nghiệp yếu kém. Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp
luật, chính sách, các tiêu chuẩn, định mức, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
sử dụng lực lượng kinh tế của mình (gồm các nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước và
các doanh nghiệp nhà nước) để tạo khung khổ pháp luật, môi trường công khai,
minh bạch, thuận lợi cho các chủ thể kinh tế, các thị trường hoạt động, cho sản
xuất và lưu thông; khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường; đồng thời,
thúc đẩy và định hướng phát triển kinh tế, gắn kết phát triển kinh tế với phát
triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường. Phân phối được thực hiện theo kết
quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào
hoạt động kinh tế và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Định
hướng XHCN của nền KTTT được bảo đảm bởi vai trò quản lý của Nhà nước pháp
quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được thể hiện ở hệ thống pháp
luật, chính sách, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để tạo ra môi trường kinh
doanh công khai, minh bạch, thuận lợi, tạo động lực phát triển kinh tế nhanh,
bền vững; gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội phù hợp với trình độ phát triển kinh tế; thể hiện ở quan hệ
phân phối để mọi người đều được hưởng thành quả phát triển đất nước, hướng tới
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa