Qua một thời gian tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo, bóc gỡ, đấu tranh với các đối tượng, tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai được giữ vững ổn định. Trong
những năm qua, đảng bộ, chính quyền trong tỉnh đã phát huy sức mạnh nội lực,
đoàn kết, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Các cấp, các ngành đã tập
trung thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ góp phần làm
cho tình hình kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, đưa vùng khó tiến gần vùng thuận lợi. Các cấp, các ngành trong
tỉnh quan tâm nắm tình hình, triển khai giải quyết các vụ việc liên quan đến an
ninh xã hội, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tăng
cường đối thoại với dân và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài,
bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Việc thực hiện các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực dân tộc, tôn
giáo được quan tâm theo hướng: Thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc, trọng
dân, gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa
phương trong hệ thống chính trị tích cực tham gia giải quyết các vụ việc liên
quan đến an ninh xã hội, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn
giáo, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tăng cường
đối thoại với dân và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài, bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Mặt trận và các tổ chức chính
trị - xã hội của tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp
nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát
nghèo bền vững” với 10 nội dung thay đổi nếp nghĩ và 10 nội dung thay
đổi cách làm, góp phần thực hiện hiệu quả công tác vận động quần chúng, công
tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xóa đói, giảm nghèo, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, nhận diện, đấu
tranh phản bác đối với các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, xuyên tạc
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác
lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, trong đó có nhiều thông
tin làm rõ các thành tựu trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo
được các cấp, các ngành chú ý triển khai. Các phương tiện thông tin đại chúng,
báo, đài địa phương đã đa dạng hóa hình thức, nâng cao chất lượng thông tin,
tăng cường các thông tin được trình bày bằng ngôn ngữ, chữ viết đồng bào, loại
hình báo ảnh, phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc. Một số ấn phẩm tuyên truyền
phòng, chống phục hồi hoạt động FULRO, Tin lành Đê Ga, các tà đạo, đạo lạ...
được biên soạn, dịch 3 ngôn ngữ (Kinh - Jrai - Bahnar) đã giúp nhận diện rõ
phương thức, âm mưu, thủ đoạn, các luận điệu lừa phỉnh, lợi dụng vấn đề dân
tộc, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để lôi kéo quần chúng tham gia hoạt động
chống phá, đồng thời cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và
nhà nước về chính sách dân tộc, tự do tôn giáo; vận động đồng bào tại các
thôn, làng tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng,
an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương nơi sinh sống. Ngành Tuyên giáo,
Dân vận, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cũng đã triển khai nghiên cứu các đề
tài khoa học về thực trạng công tác thông tin tuyên truyền trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền xây dựng hệ thống giải pháp
đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả.
Khai thác và tận dụng các thế mạnh
của internet, mạng xã hội, các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là lực lượng đoàn
viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh cũng đã chú trọng sử dụng các công cụ,
phương tiện của mạng xã hội để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền theo
hướng phủ xanh thông tin tích cực, chủ động dẫn dắt, định hướng luồng thông tin
trên không gian mạng liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Hiện nay, toàn
tỉnh đã xây dựng hơn 800 trang, cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội thực
hiện công tác tuyên truyền, đấu tranh, phản bác. Hình thức thể hiện thông tin
trên mạng cũng được triển khai theo hướng dễ nhận biết, dễ tiếp thu, tập trung
vào thanh niên, học sinh thông qua các video clip, video ngắn
(Stories), Infographic hoặc bài viết ngắn có dịch sang tiếng dân tộc thiểu
số, từ đó cung cấp các thông tin chính thống một cách nhanh, phù hợp với tâm
lý, thói quen của một bộ phận người dân. Đây cũng là kênh hữu hiệu để nắm bắt
tình hình tư tưởng, dư luận, những vấn đề nổi lên mà nhân dân đang quan tâm,
chú ý, từ đó giúp các cấp, các ngành nắm bắt tình hình, kịp thời chỉ đạo, định
hướng xử lý các tình huống phát sinh ở cơ sở.
Qua việc thực hiện đồng bộ các giải
pháp nêu trên, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo trong những năm qua được giữ vững ổn
định. Đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo yên tâm sinh sống, lao động
sản xuất trên mảnh đất quê hương, thực hiện tốt phương châm sống tốt đời, đẹp
đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét