Chủ nghĩa Mác-Lênin từ khi
ra đời đến nay ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình phát triển đi lên của lịch sử nhân loại. Với tính chất cách
mạng, khoa học của mình chủ nghĩa Mác- Lênin đã trở thành nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam và vũ khí sắc bén của công nhân toàn thế giới trong đó có Việt Nam.
Cũng chính bởi tính chất cách mạng, khoa học mà Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn luôn
bị các thế thực phản động, phi cách mạng, phi khoa học liên tục chống phá với
tính chất ngày càng điên cuồng và cách thức ngày càng tinh vi, đặc biệt là sau
khi Liên bang Xô- Viết sụp đổ.
Khác với lối tư duy truyền
thống trong chống phá lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin là đi tìm những bất hợp lý
của của học thuyết và những sai lầm trong xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở
một số nước, một số hạn chế trong xây dựng, hoạch định chính sách, cùng với đó
là sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản ngày nay để đưa ra hệ thống các luận điệu
xuyên tạc để cố gắng trình bày rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin là sai, là không tưởng
hoặc không phù hợp với xã hội ngày nay, xã hội tư bản mới là xã hội mà con
người hướng tới, từ đó phủ nhận vai trò nền tảng tư tưởng của giai cấp công
nhân nói chung, của Đảng cộng sản nói riêng, đối với Việt Nam là kêu gọi phủ
nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
xã hội, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Trần Văn Chánh đã có
một cách tiếp cận rất mới, một cách tiếp cận có vẻ như hợp lý, có phần sáng tạo
đầy tư duy của một nhà nghiên cứu đó là từ việc nghiên cứu, giảng dạy Chủ nghĩa
Mác- Lênin tại Việt Nam.
Nhìn bề ngoài, có vẻ như bài
viết không có vẻ gì như là phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin, dường như chỉ là một ý
kiến nhằm “ để rộng đường tham khảo về việc nghiên cứu- giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin”
với một mong muốn cũng có vẻ rất trong sáng “ Hi vọng có một cuộc cải tổ căn
bản và thích hợp trong một tương lai không xa” và hình như rất thông cảm với
sinh viên của chúng ta. Song đi sâu vào bài viết mới thực sự nhận ra rằng ẩn
sâu trong cái ý kiến, mong muốn và sự cảm thông đó là một động cơ thấp hèn, một
âm mưu thâm độc và một lối tư duy chắp vá, nông cạn của ông Chánh, ngoài việc
ông ta chắp ghép, đưa ra những luận điểm đã cũ kỹ, lỗi thời của ông ta ra thì không
hề có một chút mới mẻ nào cả, thậm chí còn đưa ra những nhận định sai và xuyên
tạc sự thật trong những phần mà ông ta trích dẫn, ông ta cố gắng để tỏ ra mình
là người am hiểu hay có chút hiểu biết và có sự nghiên cứu về lí luận để bình
luận, nhận xét trên nội dung mà ông ta đã cố tình đưa vào bài viết. Ở đây có
thể thấy rằng bằng cái cách đánh giá một cách thiếu khách quan về việc nghiên
cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác- Lênin ở nước ta hiện nay để xuyên tạc chúng ta
áp dụng chủ nghĩa Mác- Lênin một cách giáo điều, rập khuôn, máy móc, ko có sự
sáng tạo, phát triển và để hạ thấp vai trò của Chủ nghĩa Mác- Lênin trong xu
hướng vận động của lịch sử.
Bắt đầu từ cách vào đề, ông
Chánh đã tỏ ra không mấy ủng hộ việc giảng dạy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh ở nước ta rồi, bằng chứng là cái cách ông ta nói rằng việc giảng
dạy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đòi hỏi có tính cố hữu,
đó là vấn đề “không thời sự”. Phải chăng đó là một sự không đồng tình, một sự
bức xúc có căn nguyên? Và bắt đầu ông ta ngụy biện cho các sự ko đồng tình và
bức xúc ấy thông qua một loại các ngụy chứng, cho rằng, việc nghiên cứu-giảng
dạy chủ nghĩa Mác-Lênin mang tính giáo điều, tầm thường hóa, thiếu thực tế và
kém hấp dẫn, đó là môn bắt buộc phải học chứ không phải xuất phát từ sự cần
thiết và thực tiễn cuộc sống để nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Đó thực sự là
một nhận định vô cùng sai lầm.
Tại sao cần thiết phải
nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin? Đó là bởi vì ngoài tính chất cách
mạng, khoa học, đề ra phương pháp nhận thức và cải tạo thực tiễn, là một học
thuyết mở, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân thế giới… thực tiễn
đã chứng minh một cách sâu sắc, hoàn bị, thì bản thân ông Chánh có lẽ cũng đọc
nhiều, biết nhiều, nhưng có một điều không biết ông Chánh có biết hay không,
hay cố tình tỏ ra không biết, đó là tính chất vĩ đại của chủ nghĩa Mác-Lênin
đối với lịch sử Việt Nam hiện đại.
Có thể
nói rằng lịch sử Việt Nam hiện đại từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đó
là sự vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện hoàn cảnh đất
nước ta một cách hết sức sáng tạo, mà người khởi xướng chính là Chủ tịch Hồ Chí
Minh, một học trò xuất sắc của Chủ nghĩa Mác-Lênin, mà sau này là Đảng Cộng sản
Việt Nam, nhờ đó mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi huy hoàng, có ý nghĩa
to lớn về mặt lịch sử, hay nói cách khác là chủ nghĩa Mác-Lênin đi song hành
cùng lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại. Nhờ có ánh sáng soi đường của chủ nghĩa
Mác-Lênin, kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhân dân Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vùng lên giành độc lập tự do cho dân
tộc, đưa người dân từ thân phận nô lệ lên làm người chủ thực sự của một đất
nước tự do, đó cũng là cơ sở sức mạnh tổng hợp để nhân dân ta đánh đuổi thực
dân, đế quốc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc trước đây và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Do đó, muốn hiểu biết được
lịch sử Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc cần phải học tập, nghiên cứu chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là yêu cầu cần thiết của người Việt
Nam nói chung và học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng, chứ không phải ngành
này thì học mà ngành khác không học. Một suy nghĩ nào đó muốn tách rời chúng
đều dẫn đến sai lầm về cả mặt nhận thức cũng như thực tiễn. Đó cũng là động lực
lớn cho công tác nghiên cứu-giảng dạy và học tập một cách sâu sắc hơn chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nhận xét “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin” và Người cũng yêu cầu
khi
học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là “phải học tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin
để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những
vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta”. “Học tập chủ nghĩa Mác -
Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản
thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp
dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế … Học để mà làm”; đồng thời, Người
cũng phê phán kiểu học thuộc lòng chủ nghĩa Mác, đó là kiểu học “mượn những lời
của Mác, Lênin dễ làm cho người ta nhầm lẫn”. Quán triệt chỉ dẫn và những yêu
cầu của Người trong dạy và học lí luận Mác - Lênin, để không rơi vào “lý luận
suông”, bài giảng các môn lý luận Mác – Lênin phải có tính thực tiễn cao, phải
luôn liên hệ với thực tiễn.
Sự thể hiện rõ nhất của sự
nghiên cứu phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin đó là đường lối, chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội, và kết quả đầy sức thuyết
phục thông qua sự phát triển toàn diện đất nước trên tất các các lĩnh vực đời
sống xã hội là Kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quan hệ quốc tế…, cùng với
đó là sự thích ứng, đổi mới trong nội dung và phương pháp dạy và học chủ nghĩa Mác-Lênin,
quan điểm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn đổi mới và bảo vệ
Tổ quốc được đề cao, chú trọng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: Đổi mới nội dung giáo dục tập trung vào
những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn
hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đó là một trong những nội dung cần
thiết và cấp thiết trong giai đoạn cách mạng mới.
Học thuyết Mác-Lênin là một
học thuyết mở, vì thế việc nghiên cứu- giảng dạy, học tập cũng theo quan điểm
mở song không phải vì thế mà cố tình hiểu sai, đánh giá sai những nguyên lý
chung ấy và hạ thấp vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin trong đời sống xã hội, coi
chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng ngang bằng với những thứ chủ nghĩa khác, triết
học khác, để nghiên cứu-giảng dạy bình đẳng với những trào lưu triết học khác.
Bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin là sự kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa và lý
luận của lịch sử nhân loại, thông qua tổng kết thực tiễn cuộc sống và phong
trào đấu tranh cách mạng, cho đến nay đã được lịch sử chứng minh tính khoa học,
cách mạng và những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin còn nguyên giá trị,
có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Thông
qua đó, tiếp tục khẳng định: chủ nghĩa Mác – Lê-nin vẫn là học thuyết khoa học
nhất, cách mạng nhất, vạch ra xu thế phát triển tất yếu của thời đại mà không
học thuyết nào có thể thay thế được.
Không biết ông Chánh lấy ở
đâu cái thực tế là nhiều người không tin hay làm bộ tin và “đề cao chủ nghĩa Mác-Lênin
là một thứ vũ khí sắc bén, độc tôn duy nhất, cho phép giải quyết tốt mọi vấn đề
chính trị-kinh tế-văn hóa-văn học- giáo dục- xã hội”, hay là bản thân ông ngồi
trong phòng, suy từ bụng ta ra bụng người giống như kiểu ếch ngồi đáy giếng mà
phán chuyện, hay ông ta tiếp xúc nghe những kẻ cùng ý tưởng kháo nhau về điều
đó để rồi tự nhận mình là đại diện cho xã hội, nói lên tiếng nói của xã hội. Nếu
đã biết mình trình độ hiểu biết lý luận ít, không có tính chuyên nghiệp và chưa
nghiên cứu sâu về chủ nghĩa Mác-Lênin thì việc ông Chánh nên làm là “Quay mặt
vào tường” để nghiên cứu, tìm hiểu trước đã.
Với
những giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng của mình, chủ nghĩa Mác-Lênin
vẫn luôn và sẽ có sức sống trường tồn, là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọi hành động và là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân. Nghiên cứu hoàn
thiện, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai đoạn mới bên cạnh
việc giảng dạy, phổ biến rộng rãi chủ nghĩa Mác-Lênin gắn với thực tiễn cuộc
sống chính là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.
Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng ta (01-2016) tiếp tục khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tổng
kết 30 năm đổi mới, qua những thành tựu đã đạt được, Đảng ta đã rút ra một số
bài học, trong đó bài học số một là “ Trong quá trình đổi mới, phải chủ động,
không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa
xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”. Lịch sử đã chứng minh, nếu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ
lúng túng, thậm chí sai lầm trong hoạch định chủ trương, đường lối, rối loạn
trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động. Vì vậy, kiên định và
vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn
đề có tính nguyên tắc đối với Đảng ta, là nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ
công tác tư tưởng, lý luận, nhất là trong bối cảnh mới của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng thời, đó cũng là câu trả lời đanh thép phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm vào chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định một
điều chắc chắn rằng: Nghiên cứu, giảng dạy và học tập, không ngừng vận dụng
sáng tạo, bổ sung, hoàn thiện và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh là nhiệm vụ, trách nhiệm và nhu cầu cần thiết, cấp thiết của toàn
Đảng, toàn quân và toàn dân ta, trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nước Việt Nam “ Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Quang Phạm
chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi là nền tảng tư tưởng khoa học
Trả lờiXóabao ve chu nghia mac le nin, tu tuong ho chi minh
Trả lờiXóagiang day chu nghiax mac la rat can thiet
Trả lờiXóaCảm ơn đồng chí Quang! Nội dung bài viết rất sâu sắc!
Trả lờiXóaCó thể thấy sự chống phá của các thế lực phản động đối với tính cách mạng - khoa học của CN Mác - Leenin đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, quyết liệt hơn. Do vậy, bảo vệ tính đúng đắn của CN Mác-Lenin là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn Đảng, toàn Quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
chúng ta thấy rằng vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng như thế nào đối với cách mạng nước ta. Và khi nhìn nhận cần xem xét và nhìn nhận một cách khách quan toàn diện và lịch sử cả quá trình giảng dạy bộ môn này trong tất cả các trường, mặt tích cực và hạn chế đưa ra biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập chứ không thể phủ nhận hay nói chung chung hoặc có cách nhìn phiến diện một chiều
Trả lờiXóanhư tên Trần Văn Chánh được.
Bài viết đã chỉ ra những hạn chế trong nhận thức của ông Chánh và luận giải sâu sắc tính đúng đắn và cấp thiết của việc giảng dạy, học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng HCM ở Việt Nam
Trả lờiXóaChủ nghĩa Mác-Lenin Tư tưởng HCM là lý luận vô giá mà thế hệ trẻ chúng ta cần học tập để trang bị cho thế hệ trẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.
Trả lờiXóa