Gần
đây, một số tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài đăng tải trên Internet những
thông tin sai lệch về tư do báo chí (TDBC) ở Việt Nam. Chúng cho rằng ở Việt
Nam không có TDBC. Đồng thời một mực ca ngợi TDBC ở Mỹ như một hình mẫu có một
không hai. Vậy sự thật TDBC ở Mỹ như thế nào?
Năm
1791, Quốc hội Mỹ ban hành “Đạo luật
về quyền con người” bao gồm 10 điều khoản bổ sung, sửa đổi của Hiến pháp
1787. Trong 10 điều khoản bổ sung đó, quy định quyền TDBC của người dân Mỹ
như sau: “Quốc hội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn
luận hay quyền TDBC của công dân…”. Những gì liên quan đến báo chí chỉ vẻn
vẹn được ghi một câu như trên. Cho nên, không ít người cứ viện dẫn vào điều bổ
sung này mà nói rằng, TDBC ở Mỹ là không giới hạn. Nhưng kể từ năm 1787, tòa án
tối cao và chính quyền các bang đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp
luật làm công cụ điều phối tự do thông tin báo chí, chứ không phải tự do vô hạn
độ, tự do hoàn hảo như một số người lầm tưởng.
Rõ
ràng là ở Mỹ có TDBC, nhưng sự tự do ấy không dành cho số đông và phải phục vu
lợi ích chính trị của Mỹ, trước hết là lợi ích của nhà cầm quyền - chính phủ Mỹ,
sau đó vì mục đích kinh tế, lợi nhuận. Vì lợi nhuận, cho nên báo chí Mỹ
chỉ tập trung ưu tiên những thông tin giải trí mà ít quan tâm đến những vấn đề
an sinh xã hội, các sự kiện và vấn đề thời sự chính trị, quốc tế nhằm thỏa mãn
nhu cầu chính đáng của công chúng. Các tập đoàn có chiến lược kiểm soát riêng
đối với báo chí, từ chuẩn bị nội dung đến đăng tải thông tin. Các tập đoàn đã
bóp nghẹt những công ty truyền thông nhỏ lẻ cung cấp những thông tin thiếu hụt
cho công chúng. Trong cuộc chơi này, vai trò của công chúng hầu như là không có.
Quan hệ giữa kinh tế với báo chí lúc này là quan hệ giữa ông chủ và người làm
thuê.
Cụ
thể, ở Mỹ, không phải mọi vấn đề đều được công khai với báo chí. Ví dụ như chuyện
Mỹ tài trợ cho bọn phản động người Việt tiến hành các hoạt động chống phá ta,
kích động bạo loạn ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Ở nước ta, báo chí
nói nhiều đến những vấn đề này, còn báo chí Mỹ không dám đề cập. Trong
chiến tranh Iraq, nhiều hãng tin và tờ báo lớn của Mỹ, đã không đưa hoặc đưa
chậm trễ. Và nếu như ở Mỹ, công dân có quyền dùng súng; và không ít trường hợp
ngưới ta sử dụng quyền ấy để xả súng giết chết hàng chục người một lúc; thì
chính quyền Mỹ cũng như các tập đoàn truyền thông siêu quốc gia cũng tha hồ tự
do dùng quyền lực và tiền bạc chi phối, lũng đoạn TDBC vì lợi ích nhóm, chứ
không vì lợi ích nhân dân Mỹ.
Như
vậy, sự thật hiển nhiên là tự do báo chí ở Mỹ không có hơn gì các nước khác;
càng không thể là biểu tượng, đỉnh cao hay chuẩn mực mà nhờ đó Mỹ có quyền phán
xét vấn đề này ở các nước khác. TDBC bao giờ cũng có, vấn đề là tự do cho ai và
tự do để làm gì, vẫn giữ nguyên giá trị.
Mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng và Nhà nước ta đều nhằm thực hiện mưu đồ đen tối; chúng ta phải đấu tranh vạch mặt bọn chúng để làm trong sạch đời sống tinh thần của xã hội.
Trả lờiXóa