Vào năm 1993, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã công bố ngày
03/5 hàng năm là "Ngày Tự do Báo chí thế giới" để nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính
phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn
luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Và lợi dụng cái gọi là “Nhân ngày Tự do báo
chí thế giới”, blogger Nguyễn Ngọc Già đã có bài viết phản động trên
trang Dân làm báo.
Về trang mạng phản
động Dân làm báo, chắc có lẽ tôi không phải nói thêm nhiều về cái đám anh
hùng bàn phím đấy nữa, quý độc giả đọc những bài viết
của chúng hay tìm hiểu thì đều thấy rõ bản chất phản động của những kẻ trên
trang này.
Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam:
Điều 25
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp
cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định”.
Điều này đã được cụ thể hóa trong Luật Báo chí năm 2016.
Điều
10. Quyền tự do báo chí của
công dân
1.
Sáng tạo tác phẩm báo chí.
2.
Cung cấp thông tin cho báo chí.
3.
Phản hồi thông tin trên báo chí.
4.
Tiếp cận thông tin báo chí.
5.
Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí.
6.
In, phát hành báo in.
Đồng thời, khoản 2 Điều 13 Luật Báo chí 2016 cũng quy định: “Báo chí, nhà
báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được
lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”.
Như vậy có thể thấy Nhà nước Việt Nam quy định rất chi tiết về quyền tự do
báo chí, tạo điều kiện để báo chí có thể tiếp cận với bạn đọc.
Nhà nước Việt Nam quy định rất chi tiết về quyền tự do báo chí, tạo điều kiện để báo chí có thể tiếp cận với bạn đọc
Trả lờiXóa