Việt Nam là
một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Với chính sách
nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên
và trong suốt quá trình phát triển của cách mạng nước ta từ đó đến nay, quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân.
Trong
những ngày qua trên các trang blog (Danlambao), Hoàng Lan Mộc Châu viết: Ngay
sau ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam bị đặt dưới chế độ quân quản. Các tôn giáo
bị nhà cầm quyền cộng sản xếp cùng hàng phản động với “nguỵ quân”, “nguỵ quyền”,
tư sản mại bản là mục tiêu phải thanh lọc, thanh trừng để có được một “miền Nam
sạch bóng quân thù”. Hoà Hảo và Cao Đài là hai tôn giáo chính thống khơi nguyên
từ trong lòng dân tộc và mang đặc thù văn hoá Việt Nam bị chính quyền mới đàn áp
triệt để ngay từ đầu. Cộng sản Hà Nội cần phải xoá bỏ Cao Đài và Hoà Hảo ngay
khi vừa chiếm được miền Nam, bởi trong quá khứ hai tôn giáo này đã có những mâu
thuẫn một mất một còn với chủ thuyết CS.
Để luận
giải cho vấn đề này, ngày 16 tháng 4 năm
1947 Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ của phái Hoà Hảo) đột ngột mất tích khi đến Tân
Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa
Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa đều
cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông. Điều này là hết sức vô lý và không có căn cứ.
Chính những thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam đã làm việc này rồi
vu khống cho Việt Minh hòng để gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nước ta. Đây nằm
trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch
và phản động trong nước.
Đảng ta chỉ ra rằng, chúng ta thực hiện
nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
pháp luật. Văn kiện Đại hội XI khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo quy định của
pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ
quốc và nhân dân”. Trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, trong phần Phương hướng,
nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Đảng tiếp tục
nhấn mạnh: “Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo và bảo đảm tự do
tín ngưỡng, tôn giáo”. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được nhìn nhận là quyền
tự nhiên của con người - tức đã là con người, ai cũng được thụ hưởng, đó là quyền
bẩm sinh của con người, con người sinh ra đã có quyền đó.
Trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mỗi chúng ta cần phải đứng trên lập
trường quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để có cách nhìn nhận vấn đề
một cách chính xác, khoa học, tránh mắc những sai lầm trong giải quyết các vấn
đề nảy sinh.
Trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mỗi chúng ta cần phải đứng trên lập trường quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để có cách nhìn nhận vấn đề một cách chính xác, khoa học
Trả lờiXóa