Việt Nam là nước đa
tôn giáo, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của nhân dân
ta, các thế lực thực dân, đế quốc thường lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá
cách mạng. Âm mưu, thủ đoạn của chúng không chỉ là chia rẽ nhân dân các vùng, miền,
giữa thành thị với nông thôn, đồng bào kinh với đồng bào dân tộc thiểu số, mà
còn triệt để thực hiện chính sách chia rẽ đồng bào có tôn giáo với đồng bào
không tôn giáo, giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau, thậm chí gây chia rẽ đồng
bào ngay trong nội bộ một tôn giáo.
Theo Hồ Chí Minh,
đoàn kết tôn giáo trước hết, phải lấy mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm điểm tương đồng, dùng cái tương đồng để
khắc phục sự dị biệt. Giải phóng dân tộc ở nước ta là mục tiêu trước nhất, là
nền tảng cho sự giải phóng giai cấp, là điều kiện để có độc lập, tự do cho các
tôn giáo, Người nói: Nước không độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên
chúng ta phải làm cho nước độc lập đã. Độc lập rồi phải quan tâm đến đời sống
người dân, vì nước độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc
lập chẳng nghĩa lý gì. Sự đoàn kết và phát triển theo xu hướng tích cực, tiến
bộ của tôn giáo sẽ góp phần giành và giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc, đem lại
cuộc sống ấm no cho nhân dân. Người khẳng định: “Đoàn kết của ta không những
rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không
phải là một thủ đoạn chính trị”. Với mục tiêu rõ ràng, Hồ Chí Minh đã quy tụ,
tập hợp được toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc thắng lợi.
Tư tưởng đoàn kết tôn
giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng ta kế thừa, phát triển và vận dụng
sáng tạo với tình hình thực tiễn. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo
nào của nhân dân; đồng thời xác định: “Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác
nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo”. Điều
này được thể hiện rõ tại Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp năm 2013: “Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật” và tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu
lực từ ngày 01-01-2018.
Sự thật hiển nhiên là
thế, nhưng các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tự do, tín ngưỡng, dân
chủ, nhân quyền để xuyên tạc, kích động,… hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân tộc. Họ thường vu cáo Việt Nam đàn áp các tôn giáo. Nhưng sự thật, cũng như
các quốc gia có chủ quyền khác, Việt Nam chỉ xử lý những đối tượng lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính
sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây
rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Đó chỉ đơn thuần là việc chính quyền đang ngăn
chặn các hoạt động đi ngược lại quy định của pháp luật.
Có thể nói, không một
quốc gia đa tôn giáo nào trên thế giới mà các tôn giáo lại sống bình đẳng như ở
Việt Nam, một đất nước không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo. Đó là sự
thật! Tự nó bác bỏ mọi sự xuyên tạc, kích động hòng chia rẽ tôn giáo với chính
quyền, chia rẽ những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vừa qua, có rất nhiều bài viết của bọn phản động đăng trên MXH; các bài viết trên đều có nội dung xuyên tạc, sai trái, gây mất đoàn kết dân tộc, nhằm hạ thấp uy tín của Đảng. Chúng ta cần đấu tranh chống lại các luận điệu của chúng.
Trả lờiXóa