Những
ngày qua, trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần
tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã
có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục
Việt Nam. Chân tướng là một số người, như Đỗ Thành Nhân, Paulus Lê Sơn, Trần
Quan Thành… vốn có cái nhìn định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội
chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức
tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những
toan tính xấu.
Như chúng ta đã biết, nền
giáo dục Việt Nam luôn vận động theo sự phát triển của xã hội. Việt Nam đã tiến
hành ba lần cải cách giáo dục (các năm 1950, 1956, 1979) cho phù hợp với từng
thời kỳ lịch sử và đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Hiện nay,
sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số
29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đang được triển khai tích
cực với những bước đi, giải pháp phù hợp, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW của Đảng từ năm 2013 đến nay, nhiều đổi mới trong ngành giáo dục có
tín hiệu khả quan.
Một trong những thành tựu của
ngành giáo dục thời gian qua là chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ
vững, nổi bật là các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế hằng năm
đều đoạt giải cao. Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày
15-3-2018, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực
Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ
thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. Những kết quả này thêm một lần khẳng
định quá trình đổi mới của giáo dục Việt Nam đang đi đúng hướng, được nhiều tổ
chức quốc tế có uy tín ghi nhận.
Đổi mới ban đầu không thể
tránh khỏi những sai sót, bất cập, thiếu đồng bộ. Không nên lấy một
vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh
luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo
dục của Việt Nam trong những năm qua. Mọi người hãy luôn bình tĩnh, tỉnh táo,
cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam, để cùng nhau nỗ
lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện
trong giáo dục.
Các thế lực thù địch điên cuồng chống phá Việt Nam trên mọi phương diện; vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác để không bị kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóaHiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.
Trả lờiXóa