Một quốc gia độc lập, tất cả
công dân đều có quyền tự do trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền tự do này đã được bảo đảm bằng Hiến
pháp, pháp luật và được thực thi trong thực tiễn. Hiến pháp, luật cơ bản và có
hiệu lực pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng
định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí , có quyền được thông
tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”
Điều 2 của Luật Báo chí ghi rõ:
“Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của
mình. Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo
hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt
động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí không bị
kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Điều 4 của Luật Báo chí cũng khẳng định, mọi
công dân Việt Nam đều có quyền “Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo
chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và các tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu
sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung thông tin”.
x
Thực tiễn những gì đã diễn ra về vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam đã chứng minh rằng: không có nước nào trên thế giới coi trọng và làm tốt dân chủ, nhân quyền như ở Việt Nam.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, tôi cũng nghĩ vậy
Xóa