Lo
giữ nước từ khi nước chưa nguy là phương châm nổi bật, cốt yếu, xuyên suốt chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong đó, “Biên phòng hảo
vị trù phương lược” là tư tưởng đặc sắc, bài học quý về bảo vệ biên cương, giữ
yên bờ cõi.
Mùa
Xuân năm Nhâm Tý (1432), sau khi dẹp xong cuộc nổi loạn của Đèo Cát Hãn
- tù trưởng Mường Lễ, châu Ninh Viễn (nay là tỉnh Lai Châu) cấu kết với Kha Lại
(người Ai Lao) làm phản ở biên giới phía Tây Bắc, trên đường hồi Kinh, vua
Lê Thái Tổ đã sáng tác hai bài thơ. Một bài được khắc trên vách núi đá
tỉnh Lai Châu, một bài khắc trên vách núi đá tỉnh Hòa Bình; trong đó,
bài thơ lưu lại tại Hòa Bình có câu: “Biên phòng hảo vị trù phương lược -
Xã tắc ưng tu kế cửu an”1, dịch nghĩa là: Biên phòng phải lo sẵn phương
lược - Giữ nước cần tính kế lâu dài. Đây là lời huấn thị có giá trị sâu
sắc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến
lược của vua Lê Thái Tổ trong việc định ra đường lối lãnh đạo toàn dân thực hiện
sự nghiệp giữ nước nói chung, kế sách bảo vệ an ninh biên giới quốc gia
nói riêng.
Thời
gian gần đây, lợi dụng việc Trung Quốc
đưa một nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 đến khu vực gần bãi Tư Chính thuộc vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam; một số trang mạng phản động như Blog Dân Làm Báo, đối
tượng Vũ Đông Hà với bài “Không biểu tình chống tàu cộng xâm lược” với nội dung
xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng
và Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Quan
hệ Việt Nam-Trung Quốc trong thập kỷ qua có nhiều bước thăng trầm, nhất là do
những vướng mắc trong các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam
cũng đã cùng với Trung Quốc và các nước có liên quan thực hiện được những bước
đi cơ bản để duy trì môi trường hòa bình.
Đường
lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam không phải là một chiến
lược, sách lược ngoại giao nhất thời mà là một chính sách chính trị, công khai,
minh bạch, quang minh chính đại, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới; những
quan điểm của những kẻ phản động, cơ hội chỉ là bịa đặt, vu khống, nhìn nhận một
cách thiển cận về vấn đề ngoại giao của Đảng và nhà nước cần phải nhanh chóng
loại bỏ.
Hơn
600 năm đã trôi qua, lời huấn thị sâu sắc của vua Lê Thái Tổ: “Biên phòng hảo vị
trù phương lược” đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập
quốc tế sâu rộng như hiện nay, đối tác, đối tượng đan xen, chuyển hóa mau lẹ,
khó lường, vấn đề này càng có ý nghĩa, nhất là trước những hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,
khu vực biên giới. Vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh
giác, tổ chức quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày
28-9-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc
gia”, bảo đảm cho khu vực biên giới luôn giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh
về quốc phòng - an ninh, xây dựng đường biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị,
hợp tác, phát triển, thiết thực góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền, những quyết sách và ứng xử khôn khéo sẽ giành thắng lợi; nhưng vẫn đỡ hao tổn về người và tiền của.
Trả lờiXóaMỗi người dân Việt Nam cần tỉnh táo trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; không để chúng lợi dụng, lôi kéo, kích động tiến hành các hoạt động bất hợp pháp.
Trả lờiXóa