Cần khẳng định rằng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập nằm trong âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam. Sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam. Chính vì
lẽ đó, để chống phá cách mạng Việt Nam, để chặn con đường tiến lên CNXH của đất
nước, các thế lực thù địch tìm mọi cách tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đòi hỏi phải thực hiện đa nguyên, đa đảng, về bản chất
là để nhằm tạo điều kiện tiền đề cho việc ra đời và công khai hóa, hợp pháp
pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó cạnh
tranh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo
của Đảng.
Những gì đã diễn ra tại Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu đã chứng minh rất rõ âm mưu, ý đồ thâm độc này. Dưới sự tác động của
các thế lực thù địch và sự “phản bội” của một số ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đặc biệt là Góocbachốp, ngày
15-3-1990 tại Đại hội bất thường của các đại biểu nhân dân, Điều 6 Hiến pháp của
Liên Xô (quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản) đã bị xóa bỏ. Đây là
“dấu mốc” quan trọng dẫn đến hình thành cơ chế đa nguyên, đa đảng ở Liên Xô với
việc ra đời của nhiều tổ chức, đảng phái chính trị đối lập cạnh tranh vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đã có tới 153 tổ chức đảng phải khác ra đời
và cạnh tranh vai trò lãnh đạo với Đảng Cộng sản Liên Xô. Đến đầu năm 1991, sự
tồn tại của Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ còn trên danh nghĩa và sự sụp đổ của Liên
Xô và tháng 8-1991 là một tất yếu khi Đảng Cộng sản đã mất quyền lãnh đạo.
Vậy nếu Việt
Nam chấp nhận đa nguyên, đa đảng chắc chắn sẽ “mắc mưu” các thế lực thù địch và
đi theo “vết xe đổ” của Liên Xô, bao nhiêu thành quả cách mạng sẽ tiêu tan. Ngoài
ra, cũng cần khẳng định thêm rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nghiêm khắc và
trách nhiệm cao với sứ mệnh lãnh đạo của mình. Đảng không hề bảo thủ, xa rời quần
chúng mà ngược lại Đảng luôn đề cao phê bình và tự phê bình, luôn coi trọng
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn biết tự đổi mới và gắn bó mật thiết với
nhân dân. Chính điều này đã giúp Đảng nâng cao được năng lực lãnh đạo và dìu dắt
cách mạng Việt Nam vượt qua biết bao thác ghềnh bão tố. Có những thời điểm,
tình thế cách mạng rơi vào thế vô cùng hiểm nguy “ngàn cân treo sợi tóc” như thời
điểm năm 1945 - 1946, thời điểm khó khăn những năm 80 của thế kỷ XX hay sau khi
Liên Xô sụp đổ. Tuy nhiên, Đảng với bản lĩnh, trí tuệ và sự sáng tạo đã chèo
lái con thuyền cách mạng vượt qua và tiếp tục tạo đà phát triển. Hiện nay, Đảng
cũng đang rất quyết liệt trong công cuộc chống suy thoái, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” để nâng cao năng lực lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ CM trong
tình hình mới.
Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 17-12-1998 của Bộ Chính trị
về“Chiến lược An ninh quốc gia” khẳng định “Bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam; không chấp nhận đa nguyên chính trị; không để hình thành tổ chức
chính trị đối lập, đối trọng với Đảng và Nhà nước”(2).Chỉ thị
05-CT/TW của Bộ chính trị “Về tăng cường công tác lãnh đạo đảm bảo an ninh quốc
gia trong tình hình mới” ngày 14-10-2006 một lần nữa nhấn mạnh: “Trong bất cứ
hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc
an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Không để xảy ra khủng bố,
phá hoại, bạo loạn chính trị, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự; kiên quyết
không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa; không để kẻ xấu
lợi dụng tự do báo chí để vu khống, bôi đen Đảng và Nhà nước ta”(3).
Điều này cho thấy quan điểm nhất quán của Đảng ta là không chấp nhận đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập.
Như vậy, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
cho thấy, luận điểm muốn mở rộng dân chủ và phát triển xã hội, Việt Nam phải thực
hiện đa nguyên, đa đảng là một luận điểm sai trái. Việt Nam hiện nay không cần
thiết phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Với sự cố gắng nỗ lực
của toàn dân, toàn quân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, chắc chắn
Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trên con đường tiến lên CNXH.
Bản chất của các thế lực thù địch là không thay đổi; chúng cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóaMọi luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ta nhằm thực hiện mưu đồ đen tối, chia rẽ Đảng với nhân dân, phản bội Tổ quốc; phải bị vạch mặt để làm trong sạch đời sống tinh thần của xã hội.
Trả lờiXóa