Những ngày gần đây, trên mạng xã hội, các thế lực thù
địch đang ráo riết đăng tải nhiều bài viết có tính chất xuyên tạc, bóp méo, nói
xấu Đảng, Nhà nước. Hành động này của các thế lực thù địch, thực chất chỉ là để
thực hiện âm mưu đòi “Tam quyền phân lập”,
tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý, điều hành của Chính
phủ đối với đất nước. Đó là một chiêu trò chính trị cũ mèm, nhưng rất thâm độc
của bọn phản động, trong số đó là đối tượng Lưu Trọng Văn, với bài viết: “Thư ngỏ gửi các đại biểu ĐH XIII của Đảng cộng sản Việt Nam” đăng
trên trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 22/9/2020.
Ở Việt Nam, lịch sử đã chứng minh: Việt Nam là dân tộc
yêu chuộng hòa bình. Hòa bình là biểu tượng cao nhất, một bản sắc truyền thống
dân tộc. Lịch sử truyền thống chính trị các vương triều đã in đậm: Tập quyền và
thống nhất là khuynh hướng chung của các nhà nước phong kiến Việt Nam.
Đến thời đại Hồ Chí Minh, các bản Hiến pháp của Việt
Nam (từ năm 1946 đến nay) đã kế thừa tinh hoa hiến pháp của nhân loại và truyền
thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để ban hành các bản Hiến pháp quy định
nhất quán về tổ chức quyền lực Nhà nước. Song, nội dung “phân quyền” thì lại
khác hẳn về chất so với tam quyền phân lập của các nhà nước tư sản. Tất cả
quyền lực nhà nước thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 đều có mẫu số chung là
nhân dân, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy quyền.
Các cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân bầu ra, lập nên, “Quốc hội là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân”, đồng thời là “cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Quyền lực nhà nước là thống nhất. Sự
thống nhất ở chỗ mọi quyền lực đều tập trung ở nơi dân, phân công quyền hạn là
do dân. Điều 2, Hiến pháp năm 2013 hiến định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà
nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức”; và “Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, tái hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp”.
Tư duy cơ giới là nền tảng của hiến pháp tư sản; “Tam
quyền phân lập” là thủ đoạn chính trị lừa gạt nhân dân của giai cấp tư sản; bản
chất của phân quyền tư sản là thâu tóm quyền lực vào tay giai cấp tư sản. Bản
chất quyền lực nhà nước ta là thống nhất, trên cơ sở phân công, phối hợp, kiểm
soát việc thực hiện quyền hành của các cơ quan nhà nước. Hiến pháp Việt Nam là
sự kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống lập pháp, lập hiến của dân
tộc, nhân loại và thời đại. Từ tinh thần, nội dung đến các nguyên tắc lập hiến
đều của người Việt Nam, do người Việt Nam định đoạt, không chịu sự can thiệp,
áp đặt bởi bất kỳ triết lý lập hiến nào từ bên ngoài. Bởi vậy, “Tam quyền phân
lập” là không phù hợp với thể chế chính trị và lịch sử Việt Nam.
Như vậy, Cái bánh vẽ, cái bẫy, dễ
khiến ta vô tình rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Lưu Trọng Văn vẽ ra
là hoàn toàn phiến diện, chủ quan, phi lịch sử, một chiêu trò chính trị cũ mèm
mà thâm độc, âm mưu hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo Nhà nước của Đảng, thiết lập
chế độ đa đảng ở Việt Nam. Chúng ta cần cảnh giác, đấu tranh lên án những chiêu
trò chính trị của Lưu Trọng Văn và bọn phản động./.
Có thể thấy, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, chống phá trước thềm Đại hội Đảng của các đối tượng thù địch rất đa dạng; do đó chúng ta phải luôn tỉnh táo, cảnh giác và đấu tranh vạch trần các luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóaTrước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa