“Mọi công việc của Đảng và Nhà nước, luôn xác
định dân là gốc”, đó là lời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong bài
viết về những công việc cần làm với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của
Đảng.
Thực tế đã chứng minh rằng, người dân luôn là
trung tâm, là chủ thể trong mọi biến động của lịch sử. 90 năm lãnh đạo sự
nghiệp cách mạng Việt Nam là quãng thời gian đủ để Đảng ta ý thức rõ nhất đâu
là giá trị thực sự của một đảng cầm quyền và những việc cần phải làm để Đảng
luôn xứng đáng là đảng cầm quyền.
Nhắc lại khái niệm “Dân là gốc” trong thời
điểm không còn bao lâu nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 sẽ được khai mạc,
chắc chắn Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã ý thức được rằng, đây là một khái niệm
không mới.
Có chăng, cái mới ở đây là mới ở cách nhìn
nhận về vị trí của dân trong vai trò chủ thể tạo nên mọi thành quả của đất nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nhìn lại những kết quả đạt được 5 năm qua, có
thể thấy, ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư và các cấp uỷ Đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội 12, giải quyết kịp thời, có hiệu quả nhiều vấn đề mới nảy sinh
trong thực tiễn; sự quản lý, điều hành nhạy bén, quyết liệt của Chính phủ,
chính quyền các cấp, sự nỗ lực đổi mới của Quốc hội… thì lòng dân chính là động
lực, là hậu thuẫn vững chắc nhất cho những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng.
Điều này thể hiện rõ nhất trong cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh do Tổng bí thư, Chủ tịch
nước trực tiếp chỉ đạo.
Nhìn thẳng vào khuyết điểm để sửa mình
Nếu như Tổng bí thư, Chủ tịch nước từng phát
biểu: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc
tế như ngày nay”, thì người dân cũng có thể tự tin mà nói rằng: “Đã lâu lắm
rồi, chưa bao giờ người dân quý Đảng, tin Đảng như bây giờ”.
Nói điều này để thấy rằng, đã có lúc chúng ta
chủ quan, tự mãn, xa dân. Đã có không ít cán bộ lãnh đạo tự cho mình cái quyền
đứng trên dân mà thiếu quan tâm đến việc dân nghĩ gì.
Sinh ra từ nhân dân, Đảng lấy việc phục vụ
nhân dân làm mục tiêu sống còn cho mình. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc
hay trong hòa bình, xây dựng đất nước, Đảng ý thức được rằng người dân luôn là
trung tâm, là chủ thể của tất cả công việc. Vì vậy, mọi chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân; Đảng gắn bó máu thịt với nhân dân; dựa vào
nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Gần dân, hiểu dân, biết mình cần phải làm gì
cho dân là cách để một đảng cầm quyền củng cố được vị trí của mình trong lòng
dân; lấy sự hài lòng, niềm tin tưởng của dân làm thước đo hiệu qủa công tác
lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Đó chính là thông điệp mà Tổng bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng muốn nhắn đến toàn Đảng, toàn dân nhân dịp kỷ niệm Quốc
khánh lần thứ 75, ngày mà đã là dân Việt Nam, ai cũng hiểu được giá trị thực sự
của Độc lập, Tự do và Phẩm giá con người.
Đảng ta làm tất cả mọi việc đều vì dân; do đó phải lấy dân làm thước đo giá trị của Đảng
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa