Những thềm Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động chống phá, trong đó tập trung vào công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Công
tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống
chính trị đẩy mạnh, đạt được những kết quả tích cực, rõ rệt, để lại nhiều dấu ấn
tốt đẹp, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi
nhận, đánh giá cao. Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội
chính trị lại coi đây là mũi nhọn tập trung công kích, bóp méo, bôi nhọ, nhằm mục
đích thực hiện các mưu đồ “diễn biến hoà bình”.
Sau
khi cơ quan an ninh điều tra ra quyết định Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an
đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam (4 tháng) đối với
ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, để điều tra hành vi chiếm đoạt
tài liệu bí mật nhà nước” các đối tượng cơ hội chính trị phát tán nhiều bài viết
và video clip có nội dung xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, của Đảng;
nói xấu, chia rẽ nội bộ nhằm làm giảm uy tín của Đảng trước thềm Đại hội lần thứ
XIII của Đảng.
Điển
hình, trên trang “Dân làm báo” đối tượng Thảo Ngọc phát tán bài “một cái kết được
báo trước đối với Nguyễn Đức Chung” xuyên tạc cho rằng đó là do “đe dọa đến vị
trí của ai ở phe nhóm”; hay các luận điệu như: Chống tham nhũng thực ra là đấu
đá nội bộ, không thể chống tham nhũng trong một thể chế như thế; “Trong một thể
chế như thế không thể chống được tham nhũng. Thể chế mà không có tư pháp độc lập,
toàn án xử theo lệnh của Đảng”; “Bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, hay nói cách
khác cái lò này đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi,
chứ không phải đốt những kẻ tham nhũng; bởi không bao giờ đốt hết được cả”...
Nghiên
cứu về tham nhũng, nhiều học giả đều thống nhất cho rằng, tham nhũng là hiện tượng
xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thất
thoát, thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực của đất nước, nhân dân, xâm hại
đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã
hội, suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực phát triển đất nước, xã hội.
Suy
cho cùng, khi nào xã hội còn tư hữu và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau,
còn tồn tại nhiều giai cấp thì tham nhũng còn xuất hiện, tồn tại ở những mức độ
và tính chất nhất định. Do đó, dù là thể chế chính trị nào, tham nhũng đều tồn
tại. Và thực tế, tham nhũng có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều được
các nước đặc biệt quan tâm, xây dựng các thiết chế để ngăn chặn, hạn chế, đẩy
lùi.
Phòng,
chống tham nhũng là lĩnh vực vô cùng khó khăn, phức tạp; ngay cả Liên hợp quốc
cũng ban hành những Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà rất nhiều quốc
gia là thành viên. Nói như vậy, luận điệu cho rằng tham nhũng là sản phẩm của
chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam là một sự quy chụp, xuyên tạc, vô căn cứ.
Là
thành viên có trách nhiệm, những quy định của Điều ước quốc tế về phòng, chống
tham nhũng được Việt Nam đưa vào pháp luật như Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống
tham nhũng. Tham nhũng được Đảng xác định là nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của
chế độ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng được gọi là đấu tranh với “giặc nội
xâm”.
Điều
92 - Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất
kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của
pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Thực tế, chưa
bao giờ như thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện với
quyết tâm chính trị cao, quyết liệt như vậy. Bằng chủ trương lấy phòng ngừa là
chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Kết
hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý
nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp
tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Bằng cách làm bài
bản, được tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc,
tích cực, chủ động có trọng tâm, trong điểm.
Từ
nhận thức thống nhất, quan điểm kiên quyết, nhất quán, cách làm quyết liệt, bài
bản và khoa học, thực tiễn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư đã ban hành gần 80 văn bản nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ
thống chính trị và PCTN; Quốc hội ban hành 63 luật, pháp lệnh, 66 nghị quyết;
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 611 nghị định, 532 nghị quyết, 197 quyết
định, góp phần hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.
Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo
đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, tạo bước đột phá mới trong công tác phát hiện, xử
lý tham nhũng. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với hơn
420 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã thi hành kỷ luật và đề nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi
hành kỷ luật đối với 03 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và hơn 20 cán bộ diện
Trung ương quản lý, trong đó có 05 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã thi
hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng
chí Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (02 Ủy viên Bộ
Chính trị), 22 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Qua công tác thanh tra, kiểm toán đã phát hiện vi
phạm, kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 135.816 tỷ đồng và trên 897 ha đất; kiến
nghị xử lý hành chính đối với 1.967 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều
tra xử lý 98 vụ việc, 121 đối tượng; tập trung hoàn thành thanh tra, kiểm toán
các dự án thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và các vụ
việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Công tác điều tra, xử lý các vụ án tham
nhũng, kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; điều tra, làm rõ bản
chất chiếm đoạt, tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản, truy tố, xét xử nghiêm
minh, đúng pháp luật, nhưng cũng rất nhân văn…
Như
vậy, bất kể là ai, có chức vụ cao hay thấp, vị trí công tác ở lĩnh vực nào đi nữa,
nếu có hành vi tham nhũng, lãng phí đều chịu sự điều chỉnh, bị xử lý nghiêm
minh theo quy định của pháp luật. Công tác phòng, chống tham nhũng không có
“vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kể người đó
là ai. Với quan điểm, thực tiễn rõ ràng, cụ thể như vậy, luận điệu: “Phòng chống
tham nhũng đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh
phòng, chống tham nhũng”… là rất trơ trẽn.
Với
cách lập luận từ cơ sở lý luận, thực tiễn như trên, luận điệu cho rằng “tham
nhũng là mang tính bản chất của chế độ”, “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể
phòng, chống được tham nhũng”… là xuyên tạc bản chất, thể chế của chế độ, chống
phá Đảng, Nhà nước. Như vậy, rõ ràng đây là những luận điệu sai trái, thù địch.
Âm mưu, phương thức, thủ đoạn của chúng là:
Thứ
nhất, xuyên tạc bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị
ở Việt Nam; đây là một phần trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, tác động vào
nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” với mục tiêu cuối
cùng là thủ tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thứ hai, cho rằng “thể chế mà
không có tư pháp độc lập, toà án xử theo lệnh của Đảng”.
Thực
tế, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thống nhất, trong đó phân cấp, phân
quyền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Toà án xét xử dựa trên hành vi, chứng cứ phạm tội, “án tại hồ sơ”, chứ
không phải “xét xử theo lệnh của Đảng”. Thực chất luận điệu xuyên tạc này là
tuyên truyền, cổ xuý cho nhà nước tam quyền phân lập.
Thứ
ba, xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng
của Đảng. Từ đó, nhằm tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang,
giao động, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Thứ
tư, phương thức của chúng là triệt để lợi dung không gian mạng, kênh truyền
thông internet, mạng xã hội, các trung tâm truyền thông, các trang mạng, blog hải
ngoại… “tiền hô hậu ủng”, hậu thuẫn, cổ xuý, tuyên truyền, đăng tải; từ đó đẩy
mạnh hoạt động chống phá.
Rõ
ràng đây là những âm mưu thâm độc, nguy hiểm với thương thức, thủ đoạn hết sức
tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải đề cao cảnh giác, nhận diện,
đấu tranh trong điều kiện hiện nay.
Có thể thấy, các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, chống phá trước thềm Đại hội Đảng của các đối tượng thù địch rất đa dạng; do đó chúng ta phải luôn tỉnh táo, cảnh giác và đấu tranh vạch trần các luận điệu xuyên tạc của bọn chúng.
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa