Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

NV238 - Không có vùng cấm trong xử lý kỷ luật

       Sau khi Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ông Nguyễn Đức Chung về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, các đối tượng cơ hội chính trị tán phát nhiều bài viết và video clip trên các trang mạng có nội dung xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Đảng; nói xấu, chia rẽ nội bộ nhằm làm giảm uy tín của Đảng trước thềm Đại hội lần thứ XIII. Điểm hình như: Đối tượng Tảo Ngọc tán phát bài “Một cái kết đã được báo trước đối với Nguyễn Đức Chung”; đối tượng Đình Dũng tán phát bài “Nguyễn Đức Chung đã chiếm đoạt bí mật gì?”; đối tượng Phạm Quý Thọ phát tán bài “Đại hội XIII: Có thuyết âm mưu khi bắt tạm giam Chủ tịch Hà Nội trước thềm Đại hội đảng?”…

Liên quan sự việc này, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin, theo điều tra ban đầu, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan tới ba vụ án: Thứ nhất là vụ án “buôn lậu”, “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “rửa tiền”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và một số đơn vị liên quan; thứ hai là “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội”; thứ ba vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” mà Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng trong thời gian gần đây.

Như vậy có thể thấy rõ ràng tất cả những luận điệu xuyên tạc này đều là những tin đồn mang tính chủ quan, phiến diện, một chiều, mục đích chính là để người dân có cách nhìn sai lệch về bản chất vụ việc; làm giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước và công cuộc chống tham nhũng. Đây là thủ đoạn không có gì mới mẻ, mà đó là bản chất của các thế lực thù địch, phản động trước những vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Trước hết, cần khẳng định, việc xử lý các cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao có sai phạm, vi phạm pháp luật là cần thiết để giữ nghiêm kỷ cương phép nước, không ngừng làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước. Đây là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong kháng chiến trước kia và hòa bình, xây dựng đất nước hiện nay.

Ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết chống tham ô, tiêu cực với tinh thần: Xử lý nghiêm minh, bất kể người đó là ai. Năm 1950, thông tin Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu vi phạm pháp luật nghiêm trọng được gửi đến Trung ương. Bác Hồ giao Thiếu tướng Trần Tử Bình, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Phó tổng Thanh tra Quân đội yêu cầu điều tra làm rõ. Ít lâu sau, nhận báo cáo điều tra cụ thể, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”. Năm 1964, Bác Hồ tiếp tục nhận được ý kiến xin giảm tội cho một cán bộ tha hóa, biến chất là một thứ trưởng. Sau khi xem xét, cân nhắc, Người quyết định: "Thà chặt một cành sâu để cho cây xanh tốt".

Đó chỉ là hai ví dụ trong rất nhiều trường hợp cán bộ sai phạm bị Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết xử lý nghiêm khắc. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI và XII), với tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, nhiều vụ đại án với không ít cán bộ cấp cao.

Phải xem xét, xử lý cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí cán bộ cấp cao là điều không ai mong muốn. Nhưng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” thì nhất định phải loại khỏi đội ngũ những phần tử thoái hóa, biến chất, “kỷ luật vài người để cứu muôn người” như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định. Vì thế, việc xử lý các sai phạm của ông Nguyễn Đức Chung là bình thường. Nó không chỉ thể hiện sự nghiêm minh, thượng tôn pháp luật mà còn củng cố niềm tin của nhân dân.

Do vậy, mỗi người  cần tỉnh táo, cảnh giác, nhận thức rõ bản chất vấn đề trước những luận điệu xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, nhất là các thủ đoạn lợi dụng việc cán bộ cao cấp bị truy tố, xét xử, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước để bình luận xuyên tạc, tung tin đồn thất thiệt, hướng lái dư luận sang việc “tranh chấp quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”, che giấu tài sản, gây mất niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên của các thế lực thù địch./.

2 nhận xét:

  1. Tát cả các trường hợp vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm khắc

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc chiến chống tham nhũng được nhân dân hết lòng ủng hộ

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...