Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

NV238 – Son sắt niềm tin với Đảng

          Trong thời gian qua, chuyện đương kim Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị khởi tổ, bắt tạm giam vẫn liên tục trở thành đề tài bàn tán từ khắp mọi nơi. Có thể hiểu rằng việc ông bị bắt chỉ là sớm muộn mà thôi sau khi ông bị đình chỉ công tác vì có liên quan đến 1 số vụ án lớn xảy ra trong thời gian qua. Có khá nhiều vấn đề lớn nảy sinh, nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề nêu trên.

Trước hết tại sao liên tục trong thời gian vừa qua, rất nhiều những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các địa phương, thành phố lớn, thậm chí cả các cán bộ Trung ương bị bắt và đưa ra xét xử? Phải chăng ở đây có sự “triệt hạ, thủ tiêu lẫn nhau”?

Hay tại sao một cán bộ nguyên là một tướng công an, trưởng thành trong môi trường khắc nghiệt, một tiến sĩ luật, một anh hùng lực lượng vũ trang mà tên tuổi gắn với rất nhiều vụ trọng án rúng động ở thủ đô một thời, một người am hiểu luật pháp, là người từng đưa ra nhiều văn bản quyết định buộc người khác phải chấp hành lại có thể vi phạm pháp luật như thế?

Tại sao một cán bộ trẻ năng nổ, nhiệt huyết đã đóng góp được rất nhiều việc làm có ý nghĩa thiết thực như thế, là người được kỳ vọng sẽ làm cho thủ đô văn minh, sạch đẹp, hiện đại… lại đứt gánh giữa đường?

Tại thời điểm này, có lẽ là còn quá sớm để đưa ra nhận định, phán xét dành cho ông Chung, cái đó sẽ có cơ quan pháp luật thu thập đầy đủ chứng cứ phân định rạch ròi. Tuy nhiên cái mất mát đầu tiên mà ai cũng thấy được đó là chúng ta lại mất đi một người cán bộ từng được kỳ vọng rất nhiều. Ông Chung không phải là trường hợp đầu tiên “ngã ngựa” khi đang phi nước đại, trước đó cũng đã có bị án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và một số trường hợp khác. Điều này không chỉ người dân Hà Nội cảm thấy bàng hoàng, nuối tiếc mà cả hàng triệu người dân trên cả nước Việt Nam cảm thấy buồn, thất vọng.

Điều gì đã làm ông Chung thất bại, sa ngã vậy? Phải chăng khâu đào tạo xây dựng nguồn của chúng ta có vấn đề? Phải chẳng chúng ta lựa chọn cán bộ không đúng? Phải chăng chúng ta trao niềm tin nhầm chỗ?

Xin khẳng định rằng hoàn toàn không phải thế, chúng ta đã rất chú trọng trong khâu đào tạo, tuyển chọn, xây dựng nguồn, chúng ta chú trọng trong việc cử cán bộ trải nghiệm thực tế kinh qua các chức vụ. Chúng ta cũng đã rất chú trọng trong việc lấy phiếu tín nhiệm đánh giá cán bộ bởi chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, hiệu quả công việc sẽ được mọi người đánh giá toàn diện mới chứng minh được năng lực thực sự của người cán bộ… Và các khâu các bước nêu trên là rất đầy đủ và chặt chẽ tuy nhiên sẽ không thể là hoàn thiện nếu người cán bộ đó thiếu bản lĩnh ý chí, thiếu sự tu dưỡng rèn luyện bản thân, không tự vượt qua được những cám dỗ đời thường nảy sinh.

Ông Chung cũng như nhiều cán bộ vi phạm khác đã không thể “cưỡng” nổi những viên đạn bọc đường như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cảnh báo. Cám dỗ của đồng tiền, những mối quan hệ thân quen, cánh hẩu, những nhóm lợi ích thân hữu chi phối… Muốn giữ được mình trong hoàn cảnh đó, nếu không có bản lĩnh, không đặt lợi ích chung, lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình thì việc sa ngã là tất yếu.

Một cán bộ có năng lực và đã thể hiện được trình độ, bản lĩnh ở từng vị trí công tác, đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng, không thể ỷ mình có tài, có quyền lực để rồi muốn làm gì thì làm. Mọi việc luôn có giới hạn của nó, chỉ cần anh một phút giao động tư tưởng, xa sút bản lĩnh ý chí chiến đấu, không thể thắng nổi cám dỗ đời thường lập tức anh sẽ trở thành tội đồ. Cán bộ lãnh đạo càng cao, tâm càng phải sáng, lòng càng phải trong, nếu không sẽ bị sa ngã, biến chất bởi những cám dỗ vật chất đời thường. Trên thực tế, thời gian qua đã có không ít cán bộ từ thấp cho đến cao đã không thể “dừng bước” trước vực thẳm, đi quá giới hạn cho phép để rồi phải đứng trước vành móng ngựa mà rơi những giọt nước mắt ân hận.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ then chốt; cần thực hiện thường xuyên, liên tục và được thể hiện xuyên suốt, nhất quán từ Cương lĩnh, Điều lệ, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc cho đến các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từng khóa. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục khẳng định mạnh mẽ sẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” sai đến đâu, xử lý đến đó, công tội rõ ràng.

Chúng ta cũng vô cùng đau xót khi phải chứng kiến cán bộ của ta không giữ được mình, vi phạm pháp luật. Chúng ta cũng thật hổ thẹn với nhân dân vì những lỗi lầm mà một số ít cán bộ đã gây ra đâu đó làm hoang mang lòng tin trong nhân dân. Song không phải vì thế mà chúng ta lại coi thường pháp luật, nể nang, né tránh. Chẳng có ai đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật được cả, ngã ở đâu thì hãy đứng dậy ở đó.

Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng còn nhiều cam go bởi phương thức, thủ đoạn của những kẻ phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Vì vậy cần phải kiên trì, làm thường xuyên, liên tục mới mong hạn chế những “con sâu bự” đục khoét thân cây tươi tốt./.

2 nhận xét:

  1. Nếu cán bộ không không có bản lĩnh chính trị vững vàng thì rất dễ bị sa ngã trước sự cám dỗ của đồng tiền

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...