Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

NV238 - Tính nghiêm minh của pháp luật trong vụ Đồng Tâm

 

Ngày 14/9/2020 vừa qua, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" xảy ra tại thôn Hoành (X. Đồng Tâm, H. Mỹ Đức, Tp. Hà Nội) đã khép lại sau một tuần làm việc.

Trong vụ án này có 6 bị cáo Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Doanh, Lê Đình Chức và Nguyễn Quốc Tiến giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, thực hiện hành vi phạm tội tích cực, vừa tổ chức chuẩn bị công cụ, phương tiện, phân công vị trí, nhiệm vụ cho các bị cáo khác, vừa trực tiếp thực hiện hành vi tấn công lực lượng chức năng... do vậy phải chịu mức án phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất so với các bị cáo còn lại.

Trong số 6 bị cáo nêu trên, Lê Đình Công là người giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu. Còn Lê Đình Chức (em trai bị cáo Công) là người trực tiếp đổ xăng thêm 3-5 lần xuống hố làm 3 đồng chí công an bị thiêu cháy. Xét hậu quả do bị cáo Công và Chức gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện tính côn đồ, tàn ác, mất nhân tính và không còn khả năng cải tạo, HĐXX quyết định áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất của khung hình phạt đối với 2 bị cáo là tử hình, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung cho xã hội.

Giữ vai trò tích cực không kém Công và Chức trong vụ án còn có Lê Đình Doanh (con trai bị cáo Công). Doanh là người đổ xăng ra chậu, châm lửa đốt và cùng Chức đẩy chậu xăng xuống hố- nơi có 3 cán bộ, chiến sỹ công an rơi xuống. Đây là hành vi trực tiếp gây nên cái chết của các anh; hành vi này thể hiện tính côn đồ, hung hãn, thể hiện sự quyết liệt thực hiện hành vi giết người. Bản thân bị cáo Chức có nhân thân xấu, đã 3 lần bị đưa ra xét xử về nhiều tội danh... Với những hành vi này, HĐXX cho rằng lẽ ra cần loại bỏ vĩnh viễn bị cáo Doanh ra khỏi đời sống xã hội, tuy nhiên xét thấy bị cáo có ông là Lê Đình Kình đã chết, có bố và chú ruột bị tòa tuyên tước bỏ quyền sống; trong giai đoạn điều tra vụ án và tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội nên để thể hiện sự nhân đạo và khoan hồng của pháp luật, HĐXX đã quyết định xử phạt bị cáo Doanh tù chung thân.

Lợi dụng phiên tòa này, nhiều đối tượng cơ hội chính trị, phản động đã phát tán nhiề bài viết trên mạng có nội dung phản đối bản án, xuyên tạc, kích động gây lòng thù hận dân tộc, kêu gọi người dân trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng, can thiệp. Tuy nhiên, tất cả chỉ nhằm phục vụ mục đích đớn hèn, âm mưu xảo quyệt của bọn chúng.

Bản án được tuyên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của dư luận, khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong truyền thống dân tộc và bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN ở Việt Nam. Công lý đã được thực thi. Thực thi không chỉ trong việc những người vi phạm pháp luật phải trả giá, không chỉ là việc mức án phạt tương xứng với hành vi phạm tội... mà còn được thực thi trong lương tri của nhiều bị cáo trong vụ án. Với những người này, cho dù bản án có tuyên họ ở mức hình phạt nào thì với họ, điều quan trọng và điều thanh thản hơn cả là họ hiểu rõ con đường đúng đắn phía trước mà họ cần phải đi./.

2 nhận xét:

  1. Vụ án Đồng Tâm đã được xét xử rất nghiêm minh, nghiêm túc và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...