Hiện nay, các thế lực thù
địch chống Việt Nam thường xuyên tuyên truyền luận điệu: “Ở quốc gia mà chỉ có
một đảng duy nhất lãnh đạo như Việt Nam thì không có dân chủ, sẽ đưa đất nước,
dân tộc đi vào ngõ cụt”. Bằng nhiều hình thức, chúng tung ra hàng trăm, hàng
nghìn luận điệu khác nhau, tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chúng sử dụng các trang mạng xã hội để tập trung đả phá hệ thống lý luận
và nền tảng tư tưởng của Đảng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; phá hoại việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chia rẽ nội bộ
Đảng, đặc biệt trong thời điểm diễn ra đại hội Đảng các cấp; kích động nhân
dân, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước CHXHCN
VN.... Rõ ràng, các thế lực thù địch luôn tìm cách tấn công, nhằm lật đổ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với đất nước.
Thực tế đã chứng minh,
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời giữ địa vị lãnh đạo và được nhân dân giao cho trọng
trách là Đảng cầm quyền. Đảng đứng ra nắm chính quyền không phải bằng những âm
mưu chính trị, lật đổ để giành được và cũng không phải giống các chính đảng của
giai cấp tư sản phương Tây giành được, mà là kết quả của một quá trình đấu
tranh vô cùng cam go, gian khổ, kể cả hy sinh xương máu của hàng triệu đảng
viên và nhân dân mới có được.
Việc nhận diện đầy đủ và
đấu tranh phản bác, thuyết phục, vạch rõ những điểm giả dối, phản cách mạng,
phản khoa học trong luận điệu “đa nguyên, đa đảng đồng nghĩa với dân chủ, phát
triển” là vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của chế độ hiện nay.
Nghị quyết số 08-NQ/TW,
ngày 17/12/1998, của Bộ Chính trị về Chiến lược an ninh quốc gia khẳng định: “Bảo
vệ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; không chấp nhận đa nguyên chính
trị; không để hình thành tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng và Nhà
nước”. Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 14/10/2006, của Bộ Chính trị về tăng cường
công tác lãnh đạo đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới một lần nữa nhấn
mạnh: “Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững ổn định chính trị - xã
hội, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Không để xảy ra khủng bố, phá hoại, bạo loạn chính trị, biểu tình, gây rối an
ninh, trật tự; kiên quyết không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập
trong nội địa; không để kẻ xấu lợi dụng tự do báo chí để vu khống, bôi đen Đảng
và Nhà nước ta”. Điều này cho thấy, quan điểm nhất quán của Đảng ta là
không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Bởi, thực hiện đa nguyên,
đa đảng không đồng nghĩa với việc sẽ có dân chủ, với việc sẽ đưa đất nước phát
triển. Thực tiễn, nhiều nước đã chứng minh rằng, có những nước đa đảng nhưng
vẫn thuộc loại nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có những nước chỉ một
đảng lãnh đạo nhưng vẫn là nước rất phát triển với đời sống nhân dân sung túc.
Điều đó có nghĩa là đa nguyên, đa đảng không phải là cứu cánh cho sự phát
triển. Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ không phải là đa đảng hay một đảng lãnh đạo
mà quan trọng nhất đó là đường lối lãnh đạo đúng đắn của đảng cầm quyền.
Và như đã khẳng định, tại Việt Nam hiện nay, với đường lối lãnh
đạo sáng suốt, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn đang đưa đất nước phát triển, người
dân cả nước đều được hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, dân chủ vẫn đang
được mở rộng và nhân quyền của người dân luôn được đảm bảo. Và luận điểm muốn
mở rộng dân chủ và phát triển xã hội, Việt Nam phải thực hiện đa nguyên, đa
đảng là một luận điểm sai trái. Với sự cố gắng nỗ lực của toàn dân, toàn quân,
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển
nhanh và bền vững trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Với những thành quả đã đạt được thời gian qua, Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn và phát triển mạnh mẽ
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
Xóa