Mới đây, trước
những thiệt hại nặng nề do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, bên cạnh việc chỉ
đạo chính quyền địa phương nhanh chóng vào cuộc, Chính phủ cũng đã chỉ đạo hỗ
trợ khẩn cấp 500 tỷ đồng và 5000 tấn gạo cho 5 tỉnh bị ảnh hưởng.
Thế nhưng,
những thế lực chống phá tiếp tục phủ nhận mọi nỗ lực đó, chê trách Chính phủ và
các cá nhân lãnh đạo Chính phủ, địa phương và lực lượng vũ trang tham gia ứng
cứu đồng thời vu cáo rằng, Đảng, Nhà nước chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, ứng cứu chậm trễ, thậm chí còn bỏ mặc người dân
trong lũ lụt.
Xuyên tạc thành
tựu đạt được chưa đủ, các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan còn khoét
sâu thổi phồng khuyết điểm nhằm hạ uy tín các cán bộ dự kiến được lựa chọn,
giới thiệu để đại hội bầu vào cấp ủy khóa mới.
Âm mưu này
không chỉ làm nhiễu thông tin về cán bộ, phá hoại công tác nhân sự cho đại hội
mà nguy hiểm hơn, đó còn phá hoại niềm tin của nhân dân với Đại hội và với
Đảng.
Các đối tượng
xấu sẽ tiến hành phá hoại công tác nhân sự, tuyên truyền, xuyên tạc về công tác
chuẩn bị, nội dung, tính chất hoạt động bầu cử trước thềm Đại hội Đảng. Chúng
đưa ra những bài viết, bình luận kiểu như "Việt Nam đã chọn xong người làm
Tổng Bí thư", "Cuộc bỏ phiếu là sự đấu tranh giữa các phe phái trong
Đảng"…
Gắn liền với
đó, chúng chống phá công tác cán bộ, cho rằng công tác cán bộ của Đảng ta là
không dân chủ, thiếu minh bạch, làm theo kiểu "áo gấm đi đêm"; việc
quy hoạch, sắp xếp cán bộ "không có dân chủ"… nhằm phá hoại an ninh chính trị nội bộ, phá hoại sự kiện chính trị -
xã hội quan trọng nhất của đất nước.
Từ đó hòng làm
giảm sút uy tín của Đảng, lung lạc niềm tin của nhân dân đối với chế độ và hệ
thống chính trị. Nhưng mục đích sâu xa hơn của chúng là đòi "đa nguyên, đa
đảng", tìm cách xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.
Chúng ta phải nhận biết và đấu tranh mạnh mẽ chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam của bọn phản động và các thế lực thù địch
Trả lờiXóa