Thời
gian qua trên một số diễn đàn, nhất là trên các trang mạng xã hội xuất hiện những
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta. Các quan điểm
sai trái, thù địch này thường cho rằng, sự lựa chọn con đường bỏ qua chế độ
TBCN tiến thẳng lên CNXH ở Việt Nam là sai lầm, không đi theo quy luật, đang đổi
mới nửa vời. Đây là những luận điệu nhằm cố tình tìm cách phủ nhận những thành
quả của sự nghiệp đổi mới và quá trình phát triển nhận thức về CNXH ở Việt Nam.
Như
chúng ta biết, lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết mở, có giá trị phương
pháp luận. V.I.Lênin đã cho rằng, “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên CNXH, đó là
điều không thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới CNXH không phải
một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức
này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của
chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo XHCN đối
với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”. Có những khoảng thời gian chúng ta
nhận thức chưa đầy đủ về CNXH, đặc biệt là giai đoạn trước đổi mới, hệ quả là đất
nước rơi vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội trầm trọng. Xuất phát từ thực tiễn
đó, trên cơ sở nhận thức lại CNXH và con đường quá độ lên CNXH, Đại hội lần thứ
VI của Đảng (tháng 12/1986) đã hoạch định đường lối đổi mới. Đổi mới không có nghĩa là Đảng ta từ bỏ con đường đi
lên CNXH, mà đổi mới chính là để nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về CNXH ở Việt
Nam. Giai đoạn trước đổi mới, nếu quan niệm kinh tế thị trường, Nhà nước pháp
quyền là sản phẩm của CNTB, đối lập một cách trừu tượng CNXH với CNTB, thì đổi
mới là để nhận thức lại đúng đắn hơn, coi kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền
là sản phẩm phát triển của nhân loại đạt được trong giai đoạn TBCN, cần phải kế
thừa yếu tố hợp lý, vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Vì
vậy, “bỏ qua chế độ TBCN” có nghĩa là chỉ bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị
của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, hay nói cách khác là bỏ qua
chế độ chính trị TBCN, còn tất cả những thành tựu về kinh tế, khoa học-kỹ thuật,
công nghệ, khoa học quản lý nhân loại đạt được dưới CNTB phải kế thừa, vận dụng
trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Vì vậy, quá trình phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, chứ không phải
là ngả theo con đường TBCN như sự xuyên tạc của các quan điểm sai trái, thù địch.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH “là khát vọng của
nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”, trong đó, độc lập dân tộc
là điều kiện tiên quyết để đi lên CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc
lập dân tộc./.
Việt Nam đi chệch hướng mà sao phát triển nhanh như vậy
Trả lờiXóa