Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

NV-138-MƯỢN CHUYỆN VỀ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ


Gần đây, câu chuyện về sách giáo khoa lớp 1 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Trong đó nhiều nhất vẫn là quan điểm cho rằng sách Tiếng Việt lớp 1, tập 1 bộ Cánh diều (do GS. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên), có sử dụng nhiều từ ngữ khó hiểu, từ địa phương, trích những câu chuyện thiếu tính giáo dục đối với trẻ nhỏ. Và lợi dụng điều này, nhiều cá nhân tổ chức chống phá đã được dịp xuyên tạc, bịa đặt để dẫn dắt dư luận; chúng đã đăng tải bài viết bàn về nội dung sách giáo khoa lớp 1, trong đó có một hình ảnh bài học số 4, với hình và dòng chữ “bốn cái làn”. Đọc được thông tin này, không ít người dùng mạng xã hội đã bày tỏ sự bức xúc, cho rằng sách sử dụng nội dung như trên là không phù hợp để dạy trẻ, rất dễ bị suy diễn.

Nhưng thực chất thông tin trên là thông tin bịa đặt hoàn toàn. GS. Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt khẳng định, không có bài học với nội dung “bốn cái làn” trong tất cả các sách giáo khoa lớp 1. Ông nêu rõ, ông đã kiểm tra từng quyển, từng trang sách và không có một trang nào có ví dụ về “bốn cái làn” như hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội.

Như vậy có thể thấy chiêu trò của những kẻ chống phá thâm độc ra sao, chỉ với một bức ảnh giả được đưa lên mạng xã hội đã có thể lừa hàng triệu người dân khiến họ bất bình với nền giáo dục Việt Nam, thậm chí xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một số cá nhân lãnh đạo trong ngành Giáo dục. Âm mưu của những kẻ chống phá rõ ràng là lợi dụng sức nóng của sự việc, cộng với chiều hướng dư luận đang tranh cãi gay gắt để đổ thêm dầu vào lửa; để bôi nhọ, nói xấu khiến dư luận “hoang mang” về ngành Giáo dục Việt Nam.

Thực tế, cải cách, đổi mới là rất khó, cần có thời gian để hoàn thiện và khẳng định hiệu quả, cải cách giáo dục lại càng khó hơn rất nhiều. Do đó mà trong việc này đòi hỏi 2 phía phải lắng nghe nhau, Bộ Giáo dục cần lắng nghe ý kiến, tiếng nói của phụ huynh, học sinh và phụ huynh cũng cần lắng nghe, thấu hiểu Bộ Giáo dục. Chúng ta đừng tạo ra kẽ hở để những kẻ thù địch được lợi dụng chống phá, dẫn dắt bằng những thông tin sai sự thật.

Để chọn được bộ sách Giáo Khoa phù hợp thì ít nhất giáo viên và học sinh phải có thời gian tiếp cận và trải nghiệm đủ dài để có quyết định đúng đắn. Việc tranh cãi gay gắt về nội dung sách như hiện nay khiến dư luận dễ hoài nghi về vấn đề bất cập trong công tác dạy thử nghiệm.

Chúng ta phải khẳng định cải cách, đổi mới sách giáo khoa là chủ trương đúng đắn. tuy bước đầu thử nghiệm có vấn đề này, kia, nhưng chủ trương sai đâu sửa đó, tin tưởng rằng ngành giáo dục nói chung và công cuộc cải cách, đổi mới sách giáo khoa nói chung sẽ đạt hiệu quả cao, tạo ra một chất lượng giáo dục mới, trước hết, chương trình và sách giáo khoa phải hiện thực hóa được tư tưởng “phát triển năng lực, phẩm chất” của người học.

1 nhận xét:

  1. Mọi người dân phải có trách nhiệm đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...