NV237- Quốc hội thông qua Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
(Bài 2)
Từ năm 2014 đến
nay, Việt Nam đã tham gia lực lượng GGHB LHQ theo hình thức từ cá nhân đến đơn
vị. Đối với hình thức cá nhân, Việt Nam đã cử 50 lượt sĩ quan tham gia tại hai
phái bộ là Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và trụ sở LHQ. Đối với hình thức đơn vị,
Việt Nam đã cử hai lượt bệnh viện dã chiến cấp 2, với 126 sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp tham gia. Các lĩnh vực mà Việt Nam ðã và đang tham gia trong lực
lượng GGHB LHQ là: Tham mưu, hậu cần, quân y, quan sát viên quân sự. Hiện nay,
LHQ đang tiếp tục đề nghị Việt Nam cử thêm lực lượng và mở rộng sang các lĩnh vực
khác như: Công binh, cảnh sát, quan sát viên và giám sát bầu cử. Nghị quyết về
việc tham gia lực lượng GGHB LHQ đã được Quốc hội thông qua quy định các lĩnh vực
mà Việt Nam tham gia bao gồm: Tham mưu; hậu cần; kỹ thuật; thông tin, liên lạc;
công binh; quân y; cảnh sát; kiểm soát quân sự; quan sát viên quân sự; quan sát
viên và giám sát bầu cử; các lĩnh vực khác do Hội đồng Quốc phòng và An ninh
quyết định. Đây là những lĩnh vực mà chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện, khả
năng và nguồn lực để bảo đảm. Nghị quyết nêu rõ, về xây dựng lực lượng, Bộ Quốc
phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan lập kế hoạch
trung hạn và dài hạn về xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Chính phủ trình Hội đồng Quốc phòng và An
ninh quyết định việc cử, điều chỉnh, rút lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động
GGHB LHQ.
Hiện nay, Chính phủ
đang chỉ đạo Bộ Quốc phòng chuẩn bị triển khai lực lượng công binh thuộc QĐND
Việt Nam tham gia hoạt động GGHB LHQ (quân số khoảng 320 người). Bộ Công an
cũng sẽ cử lực lượng tham gia hoạt động này trong thời gian tới.
Về tài chính, việc
tham gia lực lượng GGHB LHQ không hề tạo ra gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.
Với nguồn tiền bồi hoàn của LHQ (hơn 4,8 triệu USD) và sự hỗ trợ của quốc tế
(hơn 20 triệu USD) đã góp phần giảm đáng kể ngân sách nhà nước đầu tư cho việc
tham gia hoạt động GGHB LHQ của Việt Nam. Có thể nói, đầu tư của Việt Nam cho
hoạt động này không lớn, nhưng hiệu quả lại rất cao.
Có thể thấy rõ rằng,
việc Việt Nam tham gia lực lượng GGHB của LHQ là một hoạt động đối ngoại quan
trọng, thực hiện sứ mệnh quốc tế cao cả, thể hiện vai trò, trách nhiệm của Việt
Nam đối với một lĩnh vực trọng yếu của cộng đồng quốc tế. Hoạt động này đã góp
phần tạo ấn tượng đẹp về Bộ đội Cụ Hồ tăng thiện cảm của quốc tế đối với đất nước
và con người Việt Nam. (Hết)
Tự hào là người Việt Nam
Trả lờiXóa