Như một quy luật, hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4, chuyện các phần tử phản
động lại dùng những chiêu trò xuyên tạc, bịa đặt trơ trẽn, không biết mệt mỏi về
lịch sử nước nhà… lại nóng. Cũng chẳng có gì mới khi chúng phủ nhận những thành
quả cách mạng của đảng ta, nhân dân ta. Trong đó có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo đảng,
nhà nước ta. Mặc dù chúng ta chẳng mấy bận tâm lắm đến dọng điệu đó của các thế
lực thù địch. Và tôi chẳng muốn làm thầy cãi năm này qua năm khác với những luận
điệu như thế. Tuy nhiên, trong bài báo có tựa đề “Chuyện ngày 30-4” của Bảo Giang. Đăng trên danlambao.blogspot.com ngày 27/4/2018 tôi
chỉ có thể lý giải theo bệnh lý tâm lý học: “Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội”.
Bình cũ rượu chẳng
hề mới
Tôi và có lẻ tất cả người dân yêu nước
chẳng còn bận tâm về những gì chúng nói. Song, phải công nhận chúng vẫn “cố đấm
ăn xôi”. Những luận điệu đó chẳng qua là những thứ nhai lại, cũ rích, hòng nhằm
“đổi trắng thay đen” với nhưng mưu đồ xấu xa mà chúng chưa bao giờ thực hiện được. Bởi, mỗi người dân Việt Nam hiện nay đều nhận rõ sự thật và coi đó là “những trò hề lố lăng” mà thôi.
Phải chăng chúng muốn khơi dậy hận thù
dân tộc?
Đến cả nước
Mỹ từng thất bại cay đắng trong chiến tranh Việt Nam còn khép lại quá khứ hướng
tới tương lai.
Một sự thật không thể phủ nhận và cần phải nói lại: Dưới ánh sáng lãnh đạo
của đảng, Việt Nam vững bước đi lên xứng tầm quốc tế. Cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng phồn vinh.
Những năm qua đồng bào hải ngoại luôn hướng về tổ quốc, cùng hòa chung nhịp đập của triệu triệu người con đất Việt, tin tưởng một lòng vì tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội
Chỉ có thể lý giải nội dung bài báo trên theo góc
nhìn “bệnh lý tâm lý học”.Theo các công trình nghiên cứu về tâm lý học thì người
viết nội dung “Chuyện
ngày 30-4”. Đăng
trên danlambao.blogspot.com ngày 27/4/2018 gặp chứng: “Rối loạn Nhân cách Chống đối
Xã hội”.
Một người được coi là Sociopath khi họ mắc chứng: Rối
loạn nhân cách chống đối xã hội (Sociopathic). Chứng bệnh này bao gồm các đặc
điểm như: Coi nhẹ cảm giác của mọi người, không có cảm giác hối hận hoặc xấu
hổ, thao túng người khác, ích kỉ vô lối, luôn lừa dối để đạt được mục đích của
mình. Sociopath có thể cực kỳ nguy hiểm, hoặc có thể gây ra sự khó chịu cho mọi
người. Rất dễ nhận ra người mắc chứng Sociopath này nếu có những
dấu hiệu sau:
Hãy
để ý nếu người đó không biết xấu hổ. Hầu hết, người mắc chứng bệnh này đều có
những hành vi xấu nhưng lại không cảm thấy ăn năn hối lỗi.
Hãy
để ý xem họ có thường xuyên nói dối không. Những người mắc hội chứng này hoàn
toàn cảm thấy thoải mái với việc nói dối về tất cả mọi thứ. Thực tế, họ sẽ cảm
thấy cực kỳ khó chịu khi phải nói ra sự thật. Nếu sự dối trá bị lật tẩy, họ vẫn
sẽ tiếp tục nói dối quanh co.
Họ
cũng rất thích nói dối về quá khứ của mình. Hãy để ý những điều bất hợp lý
trong câu chuyện mà họ kể. Nhiều người bệnh còn hoang tưởng đến mức tin rằng: Mọi
điều dối trá mà họ nói đều là sự thật.
Hãy
để ý xem họ có cái tôi lớn hay không. Những người này bị hoang tưởng và cho
rằng họ là người tuyệt nhất thế giới. Họ không chấp nhận những lời chỉ trích và
thường tự mãn về bản thân. Họ rất nhạy cảm với vấn đề quyền lực và tự cho rằng
mình xứng đáng được người khác phục tùng mà không cần quan tâm tới ai. Họ chỉ
muốn lợi dụng người khác.
Họ
bị ảo tưởng hoặc luôn nói những điều để củng cố cho những lời nói dối của mình.
Họ luôn tin rằng mình giỏi hơn tất cả mọi người trong khi không hề có một chứng
cứ gì thuyết phục.
Sociopath
không bao giờ học được gì từ sai lầm, và họ sẽ mắc sai lầm hết lần này tới lần
khác. Vì vậy, họ không biết rút kinh nghiệm như người khác.
Đổ
lỗi cho bạn về những gì họ làm. Nếu người đó nói dối và kết tội bạn nói dối, có
lẽ bạn đang đối mặt với một sociopath…
Đến
đây mỗi chúng ta chắc hẳn đã có nhận định riêng của mình.
Than ôi Bảo Giang! Nỗi bất hạnh lớn lao của cái đầu chứa đầy thành kiến!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét