Chúng ta đều
biết, tham nhũng và lộng hành quyền lực là những căn bệnh rất nguy hiểm của một
đảng cầm quyền. Căn bệnh ấy đã và đang hủy hoại
vai trò tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự liêm chính của bộ máy Nhà nước,
làm tha hóa phẩm hạnh của không ít cán bộ, đảng viên giữ vai trò trụ cột và làm
xói mòn nghiêm trọng niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chưa bao giờ cuộc chiến chống tham nhũng, chống lộng
hành quyền lực trở nên quyết liệt, với cường độ, quyết tâm cao và cũng chưa bao
giờ lòng Dân - ý Đảng - vận Nước lại hòa quyện vào nhau như thế này, ý Đảng hợp
với lòng Dân và lòng Dân thuận theo ý Đảng một cách tuyệt đối.
Ấy vậy mà, các thế lực thù địch, trong đó có cả những
người viết báo, lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng ta mà đứng đầu là
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã bẻ cong ngòi bút, chống phá, xuyên tạc với những
ngôn từ kích động, bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo, làm trầm trọng hóa căn bệnh tham
nhũng và xoáy vào lòng tin của những người còn tỏ ra nghi ngờ về cuộc chiến chống
tham nhũng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “cái lò đã
nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước,
rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu và không
thể đứng ngoài được”; “Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người
khác làm”. Điều đó khẳng định thái độ không do dự, không e ngại với tham nhũng
của người đứng đầu trong Đảng. Nhiều người đã gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
với những cái tên trìu mến, rất đỗi gần gũi, như “Bác Cả” “Cụ Tổng” hay “Người
đốt lò vĩ đại”.
Với quan điểm chống tham nhũng “không có vùng cấm”, những
ông tướng công an một thời quyền lực như Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, gần
đây là Phan Hữu Tuấn hay cán bộ công an bình thường như Nguyễn Hữu Bách; những
cựu quan chức đứng đầu thành phố trực thuộc Trung ương như Trần Văn Minh, Văn Hữu
Chiến hay như Nguyễn Điểu, Trần Văn Toán, Lê Cảnh Dương, bất kể ai, đã là cán bộ
công chức, những người công bộc của Nhân dân nhưng đã nhúng chàm vào tham
nhũng, tha hóa quyền lực dù là đương chức hay đã về hưu đều phải chịu trách nhiệm
trước Đảng, trước Nhân dân và trước Pháp luật.
Ai cũng biết đấu tranh chống tham nhũng là khó khăn,
phức tạp, nhưng “chặt một vài cành để cứu một cây” thì chúng ta vẫn phải làm và
thực tế vừa qua đã chứng tỏ nếu thực sự quyết tâm và khôn khéo thì không có trở
ngại nào là không vượt qua. Chính “Người đốt lò vĩ đại” đã mang tới một thông
điệp rất rõ ràng, pháp luật phải được thượng tôn. Điều đó đã lấy lại niềm tin của
Nhân dân đối với Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc chiến chống tham nhũng
mà Đảng ta đang tiến hành./.
đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ cách mạng triệt để nhất. Điều đó đã lấy lại niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng ta đang tiến hành.
Trả lờiXóa