Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Đã không hiểu lại còn bày đặt

Trên mạng đang lan truyền bài viết của Nguyễn Ngọc Già (danlambao) đăng nhân dịp ngày “Tự do báo chí thế giới” 3-5 với những luận điệu xuyên tạc về tình hình phát triển báo chí ở Việt Nam. Toàn bộ bài viết cơ bản chỉ nhằm tung hô cá nhân người viết, không có dẫn chứng cụ thể chính xác nào về cái gọi là Việt Nam bị chỉ đạo, định hướng, o ép trong việc phát ngôn, đăng tải thông tin trên báo chí.

Những năm qua, ở Việt Nam việc đảm bảo quyền con người nói chung, quyền tự do báo chí nói riêng có sự phát triển vượt bậc, được quốc tế thừa nhận. Nhưng bất chấp những thành quả ấy, các thế lực thù địch vẫn rêu rao rằng Việt Nam vi phạm “quyền tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”. Vậy, thực chất mưu đồ sử dụng chiêu bài “tự do báo chí” của họ là gì?

Việt Nam ghi nhận, tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của con người; là nhu cầu tinh thần trong tiến trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tự do báo chí bao gồm nhiều nội dung: Đó là quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, bày tỏ tâm tư và nguyện vọng một cách công khai thông qua các loại hình báo viết, báo nói, báo hình,… và ngày nay in-tơ-nét có vai trò quan trọng đặc biệt.

Việt Nam có 838 cơ quan báo in; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, số người dùng in-tơ-nét ở Việt Nam đến tháng 6 năm 2015 là 45.5 triệu người chiếm gần 50% dân số (mức trung bình của thế giới là 33%). Việt Nam hiện có trên 3 triệu người dùng blog cá nhân để bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, tổ chức các diễn đàn thảo luận... Tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) xếp hạng Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 8 châu Á về số lượng người sử dụng in-tơ-nét. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào với những thành tựu bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm quyền tự do báo chí nói riêng của mình và kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi âm mưu, hành động xuyên tạc, bóp méo sự thật về tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, trong bất cứ chế độ chính trị - xã hội nào, không thể có “tự do báo chí tuyệt đối” như các thế lực thù địch phản động vẫn rêu rao mà các quốc gia đều có luật và điều khoản xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí. Như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam cũng có những quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận trong một số trường hợp phù hợp với Công ước về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, sức khỏe cộng đồng và đạo đức xã hội.

1 nhận xét:

  1. Cần phải xử lý thật nghiêm bọn phản động chuyên xuyên tạc và chống phá đất nước

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...