Ngày 3/2/1930, tại Hội nghị hợp nhất các tổ
chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc đã thông qua một nghị quyết về báo chí. Từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời, vấn đề Đảng Cộng sản lãnh đạo là vấn đề tự thân của báo chí,
đặc biệt ở một nước mà lịch sử lựa chọn sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện sự
nghiệp vĩ đại: Giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, tiến đến chủ nghĩa xã
hội như ở nước Việt Nam ta.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam từ tờ báo đầu tiên
- báo Thanh niên xuất bản ngày 21/6/1925 - qua mỗi thời kỳ cách mạng đều có sự
phát triển mạnh mẽ, đến nay là một hệ thống quốc gia các cơ quan thông tin đại
chúng gồm nhiều loại hình, ở nhiều cấp, thuộc nhiều cơ quan chủ quản, xuất bản
bằng tiếng Việt và tiếng các dân tộc thiểu số, bằng ngoại ngữ, với những chức
năng và nhiệm vụ hết sức đa dạng, nhằm nhiều loại đối tượng và sử dụng nhiều
công nghệ hiện đại.
Điểm đặc sắc của báo chí cách mạng Việt Nam
là Diễn đàn của nhân dân. Báo chí thực hiện chức năng là diễn đàn
của nhân dân không chỉ thể hiện ở chỗ đăng tải nhiều ý kiến độc giả, ý kiến của
bạn nghe, xem đài, bình luận của người truy cập, dù đây là trước hết, là điều
kiện tiên quyết. Báo chí phải phản ánh được thực chất ý chí, trí tuệ, tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng. Báo chí cần tổ chức và khuyến khích nhân dân tham
gia ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và góp phần thực thi chính sách pháp
luật trong cuộc sống.
Báo chí rộng mở cho nhân dân tham gia cuộc đấu
tranh chống các âm mưu, thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch
và tham gia cuộc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, phòng
chống tội phạm, tiêu cực xã hội. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin, truyền thông, trong sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình báo
chí, các cơ quan báo chí đẩy mạnh phát triển kinh tế báo chí, nhưng dứt khoát
không được sa vào xu hướng tư nhân hóa, thương mại hóa, sa vào nguy cơ suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; luôn kiên định, vững vàng trước mọi
diễn biến phức tạp của tình hình, vượt qua những nguy cơ, thách thức, thực hiện
thắng lợi trọng trách vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam./.
Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, trong sự cạnh tranh gay gắt của các loại hình báo chí, các cơ quan báo chí đẩy mạnh phát triển kinh tế báo chí, nhưng dứt khoát không được sa vào xu hướng tư nhân hóa, thương mại hóa, sa vào nguy cơ suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Trả lờiXóa