Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do báo chí


Vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam luôn là một vấn đề nóng, được đề cập, bàn luận nhiều trong xã hội hiện nay. Ở nước ta quyền tự do báo chí luôn được Hiến pháp và pháp luật công nhận.

Quyền tự do báo chí của công dân đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 và tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong đó, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.

Bên cạnh đó, báo chí ở Việt Nam có nhiệm vụ thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội.

Như vậy, mọi công dân người dân Việt Nam đều có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng không phải vì thế mà muốn nói gì thì nói, muốn đăng gì thì đăng, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận đều được đặt trong khuôn khổ và pháp luật của Nhà nước. Hoạt động tự do báo chí quy cho cùng là để phục vụ cho lợi ích của nhân dân, cho sự phát triển của công chúng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; phục vụ cho sự phát triển phồn vinh của đất nước, phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. Rõ ràng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Và những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

1 nhận xét:

  1. Mọi công dân người dân Việt Nam đều có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, nhưng không phải vì thế mà muốn nói gì thì nói, muốn đăng gì thì đăng, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận đều được đặt trong khuôn khổ và pháp luật của Nhà nước.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...