Thế
kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách
thức. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được sau hơn 30 năm tiến
hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam
tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương
châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là
đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển". Đường lối đó đã tạo được sự
đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và được dư luận quốc tế
đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, trong thời gian gần
đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, nhất là
vấn đề Biển Đông, trên một số trang mạng xã hội đã xuất hiện những quan điểm, ý
kiến của những “công dân”, “nhà báo”, “nhà dân chủ”, “nhà nghiên cứu”, “người
yêu nước”... dưới các hình thức “lời kêu gọi”, “tư vấn”, “phản biện”, “kiến
nghị” “góp ý”... nhằm phê phán, bác bỏ đường lối, chính sách đối ngoại của
Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đơn cử như trên blog Danlambao tác giả Nguyên
Thạch có bài viết “Bạo quyền CSVN rất sự Tàu Cộng”, bài viết với lời lẽ dung
tục, thiếu căn cứ, xuyên tạc, đi ngược lại quan điểm, đường lối đối ngoại đúng
đắn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, nó đã cổ súy cho chủ nghĩa vô chính phủ,
chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động bạo lực, kích động chiến tranh và hận thù
dân tộc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có sự
tương đồng về thể chế chính trị và lựa chọn con đường phát triển, tương thông về
văn hóa, xã hội và truyền thống giao lưu nhân dân. Những người đặt nền móng xây
dựng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch
Mao Trạch Đông, cùng các thế hệ lãnh đạo cách mạng tiền bối của hai Đảng, hai
Nhà nước. Tình
cảm hữu nghị giữa hai nước đã được xây dựng qua nhiều thế hệ, trở thành tài sản
quý báu của hai dân tộc. Quan hệ giữa hai nước tuy trải qua nhiều thăng trầm
nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với
Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam và luôn mong muốn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện
Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững. Với những thỏa
thuận đã được hai nước đàm phán, ký kết trong những năm qua, hai bên cần kiên
trì giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước
Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC). Việt Nam kiên quyết sử dụng mọi biện pháp phù hợp với luật pháp của
Việt Nam và luật pháp quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biển đảo
của Tổ quốc; nhưng đồng thời cũng quyết tâm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước. Điều này vẫn luôn được cộng đồng quốc tế ủng hộ mạnh mẽ
và khẳng định mối quan hệ ngoại giao đúng đắn của ta với Trung Quốc.
Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế
Trả lờiXóa