Từ trước đến nay, các thế lực thù
địch luôn tìm cách xuyên tạc tình hình dân chủ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với đất nước. Bài viết “Xóa bỏ độc tài Cộng sản là xóa sổ
dân chủ bịp bợm của Hồ và Đảng CSVN” đăng trên Danlambao của Le Nguyen mới đây
là một ví dụ.
Trong bài viết, Le Nguyen cho rằng,
“Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm dân chủ và thực thi dân chủ giả hiệu”. Trên thực
tế, dân chủ ở nước ta được thể hiện, mở rộng và có cơ chế để đảm bảo thực thi
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là: kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, tự
do ngôn luận...
Dân chủ về kinh tế thể hiện qua
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo điều kiện cho mọi công
dân phát huy được quyền tự chủ của mình trong sản xuất, kinh doanh, có quyền
lao động và hưởng thành quả lao động theo năng lực và sự đóng góp của mình, có
quyền tự do kinh doanh, sản xuất, đầu tư… Nhà nước còn có những chính sách thiết
thực để khuyến khích người dân phát triển kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ
thể hiện rõ nét qua các quy định được nêu lên trong các bản hiến pháp: Nhà nước
CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước thuộc về
toàn dân chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào.
Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại những người có hành vi vi phạm pháp luật và
được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong các cuộc bầu cử Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam, tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao. Tỷ lệ đại biểu
là nữ, người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong Quốc hội ngày càng cao
(đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đứng thứ 9/135 nước trên
thế giới). Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội; đối thoại
trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng... với nhân dân; tiếp xúc của
các đại biểu Quốc hội với cử tri;... đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện
quyền làm chủ, thực thi quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước và
đề đạt nguyện vọng, ý kiến của mình.
Ngoài ra, dân chủ còn thể hiện ở
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú, quyền học tập,
khám chữa bệnh và đặc biệt là quyền được thể hiện chính kiến của bản thân về việc
xây dựng nhà nước và xã hội Việt Nam.
Le Nguyen còn cho rằng, “Đảng đứng
trên, đứng ngoài pháp luật và nhân dân”. Thực tiễn khẳng định, Đảng không “đứng
trên, đứng ngoài” pháp luật.
Thực chất Luận điệu này là xuyên
tạc, bác bỏ Điều 4 Hiến pháp: Nếu chỉ có một Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội sẽ
dẫn tới chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ. Thế nhưng, họ cố tình không nhắc tới
hay “phớt lờ” một điểm then chốt được khẳng định trong Điều 4 là: Các tổ chức của
Đảng đều hoạt động trong khuổn khổ Hiến pháp - với tư cách là đạo luật cơ bản
và có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của
mình đối với Nhà nước và xã hội, nhưng trách nhiệm của Đảng trước đất nước, trước
nhân dân càng được hiến định trong mỗi bản Hiến pháp. Đảng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội không chỉ bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và
chủ trương; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức và kiểm
tra; mà phần cốt yếu là thông qua đội ngũ tiền phong của mình là những cán bộ,
đảng viên tiêu biểu về bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất và năng lực. Vì vậy, Điều 4
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, nhằm bảo đảm cho Đảng giữ vững bản chất,
mục tiêu, lý tưởng của mình, đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu để
phòng, chống, ngăn ngừa mọi nguy cơ thoái hóa, biến chất có thể xảy ra trong điều
kiện một Đảng cầm quyền ở nước ta.
Thực tiễn còn khẳng định, Đảng
không “đứng trên” nhân dân. Muốn hiểu được bản chất của một đảng cầm quyền, phải
nhận thức rõ mục đích hoạt động của đảng đó là vì ai, mang lại lợi ích cho ai.
Đảng Cộng sản Việt Nam, như Bác Hồ đã khẳng định: Ngoài lợi ích của giai cấp, của
nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác. Vì vậy, Điều 4 Hiến
pháp năm 2013 hiến định: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định
của mình.
Việc nhiều lần Đảng ta tiến hành
tự chỉnh đốn, mà gần đây nhất là đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình của các
cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI,
XII) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” bước đầu mang lại nhiều
hiệu ứng tích cực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tại Hội nghị Trung ương 6
(khóa XI), Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đã nhận lỗi trước
toàn Đảng, toàn dân về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng và về
những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và đang tích cực đẩy
mạnh phòng, chống tham nhũng… Điều đó đã thể hiện tinh thần cầu thị nghiêm túc
của Đảng, đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm khắc phục những khuyết điểm, yếu
kém để Đảng không ngừng nâng cao sức chiến đấu, phẩm chất, trí tuệ, năng lực
lãnh đạo, ngày càng ngang tầm với trọng trách được giao.
Chiêu trò xuyên tạc sự thật, vu
cáo Đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm dân chủ, thực thi dân chủ giả hiệu, đứng
trên, đứng ngoài pháp luật và nhân dân… chẳng có gì mới của các thế lực thù địch,
nhằm làm giảm sút niềm tin của nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
đất nước. Dù có núp dưới hình thức nào, với chiêu trò chính trị gì thì những
hành động đó cũng bị nhân dân Việt Nam vạch trần và bác bỏ. Hành động của Le
Nguyen thật sự là lố bịch, trò cũ diễn lại, chẳng lừa gạt được ai./.
Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Trả lờiXóa