Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

A136: Ý nghĩa của hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam

Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.

Do liên tiếp bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, nhất là sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, thực hiện hội nghị đàm phán với đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 13/5/1968), và sau đó với đại diện của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 25/1/1969).

Từ phiên họp đầu tiên (ngày 13/5/1968) đến khi đạt được dự thảo Hiệp định Pari về Việt Nam (tháng 10/1972), Hội nghị bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) ở Pari đã trải qua 202 phiên họp chung công khai và 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm 9 tháng.

Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt Nam không bỏ qua bất cứ vấn đề quan trọng nào có liên quan đến cuộc chiến tranh, nhưng tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất là đòi Mỹ rút hết quân viễn chinh cùng quân chư hầu khỏi miền Nam và đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Phía Mỹ có quan điểm ngược lại, nhất là vấn đề rút quân, đòi quân đội miền Bắc cũng rút khỏi miền Nam, và từ chối ký dự thảo Hiệp định do phía Việt Nam đưa ra (tháng 10/1972) để rồi mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội - Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 với ý đồ buộc phía Việt Nam ký vào dự thảo Hiệp định do chúng đưa ra. Nhưng Mỹ đã thất bại. Việt Nam đã đập tan cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của không lực Hoa Kỳ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không". Thất bại của Mỹ trên chiến trường đã quyết định thất bại của chúng trên bàn đàm phán, thương lượng.
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27/1/1973 tại Trung tâm các hội nghị phố Clêbe ở Pari. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ sáng ngày 28/1/1973.


Hiệp định Pari năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Cội nguồn thắng lợi tại Hội nghị Pari là tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí đấu tranh quật cường, bền bỉ, nhằm bảo vệ chân lý, chính nghĩa, lý tưởng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, trên cơ sở chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiệp định Pari về Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được kết tinh từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá. Đó còn là cuộc đấu tranh kiên cường vì các quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam, được thể hiện trong Hiệp định - văn bản pháp lý toàn diện, đầy đủ nhất. Trong đó, Mỹ  buộc  phải cam kết “tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”, điều mà họ đã cố tình lẩn tránh ở Hiệp định Giơnevơ năm 1954. Đồng thời, Mỹ buộc phải rút hết quân về nước, trong khi ta duy trì được hoàn toàn lực lượng, khiến so sánh lực lượng trên chiến trường nghiêng hẳn về ta. Điều quan trọng nữa là, hiệp định góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ khi toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi hoàn toàn với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, Hiệp định Paris còn mang tính quốc tế khi góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước của nhân dân Lào và Campuchia. Hiệp định cũng góp phần mở ra một chương mới trong cục diện Đông Nam Á: Mỹ rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và Đông Nam Á; xu thế hoà bình, trung lập phát triển mạnh trong khu vực, mở ra khả năng thiết lập một khu vực hoà bình, hữu nghị ổn định.

2 nhận xét:

  1. Đây là thắng lợi vĩ đại của tinh thần "không có gì quí hơn độc lập tự do", của sức mạnh đoàn kết dân tộc. Là thắng lợi rực rỡ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, của đường lối chính trị, quân sự và ngoại giao đứng đắn, sáng tạo của Đảng ta.

    Trả lờiXóa
  2. Hiệp định Pari năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.

    Trả lờiXóa

NVI42 - CÁC THỦ ĐOẠN NÓI XẤU, XUYÊN TẠC VỀ TỶ LỆ NỮ GIỚI TRONG CÁC CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  Ngày 01/11/2024, trên trang blog Đài Á Châu Tự Do (RFA) tán phát bài “Chính trường Việt Nam ít chỗ cho phụ nữ”, nội dung nói xấu, xuyên tạ...